Hoàng cung hỗn loạn
Đây không chỉ là câu chuyện đơn giản về việc cho vay mà còn là huyền thoại về trí tuệ, sự cẩn trọng và đạo đức.
Năm 1900, mùa hè Bắc Kinh nóng đến mức bầu trời như bị lửa thiêu rụi. Tiếng vó sắt từ xa vọng lại báo hiệu tai họa sắp đến. Đó là lúc lực lượng liên quân 8 nước gồm Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ý và Áo tiến đến Tử Cấm Thành. Mục đích của họ là yêu cầu nhà Thanh chấp nhận những điều kiện khắc nghiệt của “Hiệp ước Tân Sửu”, nếu không sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng hơn.
Những năm cuối đời, Từ Hi Thái hậu cùng hoàng gia nhà Thanh phải bỏ trốn khỏi Tử Cấm Thành khi liên quân 8 nước xâm lược. Ảnh: InternetTrong Tử Cấm Thành, Thái hậu Từ Hi bất ngờ gặp phải khủng hoảng, bà cảm thấy hoảng sợ và bất lực chưa từng thấy. Từng cai trị nhà Thanh bằng “nắm đấm sắt”, giờ đây, bà lại đối mặt với mối đe dọa lớn từ nước ngoài.Giữa lúc hoảng loạn, Từ Hi triệu tập toàn bộ quan lại để bàn biện pháp ứng phó. Đối mặt với cuộc khủng hoảng này, bà quyết định chạy trốn về phía Tây.
Các thái giám và cung nữ trong cung bận rộn thu dọn đồ đạc. Họ cẩn thận bọc đồ trang sức, vàng bạc, quần áo và những vật có giá trị khác mà Thái hậu yêu quý. Từ Hi cũng ra chỉ thị đặc biệt là mang theo một số thư pháp, tranh vẽ và sách, cũng như đồ thờ cúng mà mình yêu thích.
Về lương thực và nhu yếu phẩm, Từ Hi yêu cầu chuẩn bị đủ cơm, mì, thịt khô, rau muối và các dụng cụ nấu ăn cần thiết. Ngoài ra cần có chăn, nệm và các vật dụng hàng ngày để cho chuyến hành trình kéo dài hàng tháng trời. Kế hoạch và lộ trình trốn thoát đã được các quan lại cấp cao vạch ra tỉ mỉ.
Giữa hỗn loạn và căng thẳng, Từ Hi và đoàn tùy tùng bắt đầu cuộc bỏ trốn kéo dài nhiều tháng. Chuyến đi về phía Tây này không chỉ là một cuộc di cư vật chất mà còn là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đại Thanh.
Từ Hi vay nợ và cách trả nợ có 1-0-2
Trong thời gian Từ Hi trốn thoát, thiếu tiền trở thành vấn đề lớn. Khối tài sản khổng lồ của hoàng gia đã giảm đi đáng kể trong cuộc hành trình và chiến tranh. Thái hậu phải tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ bên ngoài và cuối cùng tầm ngắm của bà đổ dồn vào gia đình họ Kiều ở Sơn Tây.
Trên đường chạy trốn về phía Tây, đoàn người của Từ Hi gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Họ buộc phải vay tiền các thương nhân. Ảnh: InternetHọ Kiều với tư cách là người đứng đầu trong số các thương gia Sơn Tây, nổi tiếng với nguồn tài chính dồi dào và danh tiếng tốt. Do tình thế cấp bách, Từ Hi Thái hậu đã cử một sứ giả đáng tin cậy đến Kiều gia xin hỗ trợ tài chính.
Sau khi biết được tình hình cụ thể của Từ Hi Thái hậu, gia đình họ Kiều bày tỏ sự cảm thông sâu sắc. Họ không chỉ quyên góp 3.000 lượng bạc mà còn dùng sức ảnh hưởng của mình để thuyết phục các thương nhân khác tham gia gây quỹ. Chẳng bao lâu sao, số lượng bạc cần thiết đã đủ 100.000 lượng.
Được giúp đỡ tận tình, Từ Hi Thái hậu đã hỏi Kiều gia muốn phần thưởng gì. Nhà họ Kiều không yêu cầu chức quan hay vàng bạc mà chỉ muốn chữ viết tay “Phúc chủng lang hoàn” do chính Từ Hi viết. 4 chữ này có nghĩa là một xứ sở thần tiên may mắn.
Sự lựa chọn này của Kiều gia đầy khôn ngoan và có tầm nhìn xa, không chỉ tránh được rủi ro chính trị mà còn khéo léo nâng danh tiếng, ảnh hưởng của gia tộc lên.
Nhờ sự giúp đỡ của nhà họ Kiều ở Sơn Tây, Từ Hi Thái hậu đã qua được kiếp nạn này. Ảnh minh họa: InternetSau khi Từ Hi trở về Bắc Kinh, bà đã cử người giao đến một tấm bảng có khắc 4 chữ “Phúc chủng lang hoàn”. Tấm bảng này vẫn được treo trong sân nhà họ Kiều, chứng kiến giai đoạn lịch sử này.
Chữ viết tay “Phúc chủng lang hoàn” của Từ Hi thể hiện sự tôn trọng của gia đình họ Kiều với bà, đồng thời thể hiện trí tuệ kinh doanh và địa vị xã hội của họ.
Kiều gia không theo đuổi lợi ích trước mắt mà chọn chiến lược lâu dài, ổn định hơn. Vào thời điểm đó, chữ viết tay của hoàng gia có giá trị hơn nhiều so với một phần thưởng vật chất. Nó không chỉ là biểu tượng danh dự mà còn phản ánh địa vị xã hội.