Năm 2008, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Thanh Hoa đã thu thập được một bộ sưu tập sách thẻ tre cổ có niên đại 2.500 tuổi, chia thành 5 bộ. Cho đến mới đây, một nhóm nghiên cứu khác cũng thuộc trường đại học này đã công bố kết quả nghiên cứu, trong đó đề cập đến các nghi thức liên quan đến quan chức cấp cao, bao gồm các bữa ăn và hệ thống nhạc nghi lễ thời đó.
Tại cuộc họp báo vào hôm Chủ nhật ngày 17/12 vừa qua, những cuốn sách thẻ tre được mô tả là “tác phẩm kinh điển đã thất truyền” mà chúng ta không còn tìm thấy nó trong văn học ngày nay. Ông Huang Dekuan, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn bản Khai quật tại Đại học Thanh Hoa, cho biết các văn bản này được tạo ra trong thời Chiến quốc (475–221 TCN) và từ thời nhà Tần (221 –206 TCN).
Sách thẻ tre 2.500 tuổiTiêu đề chính thức của văn bản là “Rites of a High Official’s Meal” – “Nghi thức bữa ăn của quan chức cấp cao”; “Record of Rites of a High Official’s Meal” – “Biên bản về nghi thức bữa ăn của quan chức cấp cao”; “Diagram of Five Tones” – “Sơ đồ ngũ âm”; “Music Style and Fear Heaven” – “Phong cách âm nhạc và Thiên đường sợ hãi”; “Use Body” – “Sử dụng cơ thể.” Ông Dekuan cho biết hai trong số các văn bản đã được biên soạn thành một tập, lần lượt gồm 51 và 14 bản. Những tài liệu này trình bày chi tiết các nghi thức và phong tục nghi lễ xung quanh bữa ăn của một quan chức cấp cao, bao gồm các nghi thức dành cho cả chủ nhà và khách cũng như người làm lễ. Một bộ gồm hai văn bản khác thì cho biết một hệ thống ký hiệu âm nhạc được sáng tạo dựa trên các nốt nhạc truyền thống của Trung Quốc.
Hai cuốn sách âm nhạc mô tả hệ thống lý thuyết âm nhạc sơ khai của Trung Quốc, cũng như lấp đầy những lỗ hổng trong hiểu biết về lịch sử âm nhạc thời tiền Tần. Những văn bản này kết hợp âm nhạc với hình học, chẳng hạn như trong “Sơ đồ ngũ âm”, các điểm của ngôi sao năm cánh dùng để tập hợp năm nốt nhạc truyền thống của Trung Quốc là chiêng – thương – tuyệt – chí – yu.
“Fear Heaven” và “Use Body” là một tài liệu triết học bao gồm 17 thẻ tre, chúng truyền bá mối liên hệ giữa con người và thiên đường, đề cao tính chủ quan của con người một cách trọn vẹn. Các nhà nghiên cứu kết luận đây sẽ là những tài liệu mới dùng cho cho việc nghiên cứu tư tưởng tiền Tần và thể hiện “tinh thần chủ động của người dân thời Chiến Quốc”.