2. Thanh Thái Tông Ái Tân Giác La Hoàng Thái CựcHoàng Thái Cực (1592 – 1643) là vị Đại hãn thứ hai của nhà Hậu Kim, và là Hoàng đế sáng lập triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông cai trị từ năm 1626 đến năm 1643, được 16 năm.
3. Thanh Thế Tổ Ái Tân Giác La Phúc Lâm – Thuận Trị đếThuận Trị đế là Hoàng đế thứ hai và đầu tiên của nhà Thanh cai trị Trung Quốc sau khi Đại Thanh nhập quan, từ năm 1644 đến năm 1661. Bởi vì những sử liệu ghi lại về thời Thuận Trị ít hơn những giai đoạn sau, nên 18 năm trị vì của ông tương đối ít được biết đến trong lịch sử nhà Thanh.
4. Thanh Thánh Tổ Ái Tân Giác La Huyền Diệp – Khang Hi đếKhang Hi đế là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Thanh, trị vì tổng cộng 61 năm, được đánh giá là vị hoàng đế tài ba lỗi lạc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị kéo dài 134 năm của nhà Thanh sau một loạt các cuộc chiến tranh và những chính sách tích cực khiến dòng họ Ái Tân Giác La giữ vững ngôi vị Hoàng đế Trung nguyên. Ông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc và được xưng tụng là Khang Hi Đại đế.
5. Thanh Thế Tông Ái Tân Giác La Dận Chân – Ung Chính đếUng Chính đế là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Thanh (Trung Quốc), trị vì 13 năm. Là một vị hoàng đế siêng năng, cần kiệm và chống tham nhũng quyết liệt, Ung Chính đã tiếp nối một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng cho Nhà Thanh, không có ông thì không có cái gọi là Khang Càn thịnh thế.
6. Thanh Cao Tông Ái Tân Giác La Hoằng Lịch – Càn Long đếCàn Long đế là vị Hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì kéo dài gần 60 năm và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh.
7. Thanh Nhân Tông Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm – Gia Khánh đếLà vị Hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh, Gia Khánh đế đã có những hành động nỗ lực khôi phục lại triều Thanh sau một thời gian dài bị lũng đoạn bởi Hòa Thân, một tham quan nổi tiếng dưới thời Càn Long.
8. Thanh Tuyên Tông Ái Tân Giác La Miên Ninh – Đạo Quang đếTrong 30 năm tại vị, Đạo Quang đế lao tâm cần chính, một lòng vì nước vì dân, xứng đáng là vị vua cần kiệm thương dân. Nhưng ông làm vua đúng lúc triều chính hủ bại, vận nước lung lay, ông không đủ tài năng để xoay vần thế cục vô phương cứu vãn.
9. Thanh Văn Tông Ái Tân Giác La Dịch Trữ – Hàm Phong đếLà vị Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Thanh, Hàm Phong đế được đánh giá tuy còn trẻ nhưng chính trị siêng năng, muốn vực dậy cơ đồ Đại Thanh sau thời Đạo Quang đế nên đã nổ lực rất nhiều trong suốt 11 năm trị vì.
Hàm Phong đế chính là phu quân của vị Thái hậu nức tiếng lịch sử nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu.
10. Thanh Mục Tông Ái Tân Giác La Tải Thuần – Đồng Trị đếĐồng Trị đế là Hoàng trưởng tử, cũng là Hoàng tử duy nhất của Hàm Phong Đế và Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị.
11. Thanh Đức Tông Ái Tân Giác La Tải Điềm – Quang Tự đếMặc dù thời kỳ cai trị của Quang Tự đế và người tiền nhiệm Đồng Trị đế tiếp tục cho thấy sự suy vong của Đại Thanh, nhưng những cải cách trong thời kỳ ấy khiến cho nền kinh tế Trung Quốc được phục hồi, giúp cho triều đại tiếp tục cai trị Trung Quốc thêm 60 năm.
12. Ái Tân Giác La Phổ NghiPhổ Nghi chính là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, cũng là quân vương cuối cùng của thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc. Xung quanh ông có rất nhiều câu chuyện được hậu thế chú ý và bàn tán.
Ảnh của Phổ Nghi không phải do AI tạo thành, mà hoàn toàn là chân dung thật của ông được máy ảnh chụp lại.