Trong trận chiến Xích Bích, Tào Tháo đã tin rằng thắng lợi nhất định sẽ về phía mình.
Sở dĩ Tào Tháo tự tin như vậy là bởi vì khi đó ông ta đã dẹp loạn, tiêu diệt được thế lực quân Viên Thiệu – thế lực quân phiệt hùng mạnh nhất thời bấy giờ, thống nhất phương Bắc, còn quân của Lưu Chương và Trương Lỗ không đáng để họ Tào phải lo ngại.
Quân đội của Mã Đằng ở phía Tây và sự đe dọa của Hàn Toại cũng không bằng mối nguy hiểm tiềm ẩn của quân Lưu Bị và Tôn Quyền ở Giang Đông.
Chính về thế mà Tào Tháo đã tiến quân về phía Nam, với mưu đồ đánh tan tác thế lực quân Lưu Biểu, Lưu Bị và Tôn Quyền.
Như vậy, việc thống nhất Bắc Nam chỉ là chuyện một sớm một chiều. Cầm đại quân tiến về phía Nam, dưới trướng của thủ lĩnh là Tào Tháo còn có bốn vị quân sư đi cùng (căn cứ theo tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa).
Tào Tháo có năm quân sư lớn, vô cùng nổi tiếng đó là: Quách Gia, Tuân Úc, Tuân Du, Trình Dục và Giả Hủ.
Lúc Tào Tháo xuất quân chinh phạt Ô Hằng thì Quách Gia bị bệnh qua đời, còn Tuân Úc đóng giữ ở Hứa Xương.
Giả Hủ là người mới gia nhập vào đội quân của Tào Tháo. Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa không nói rõ ông có đi cùng trận Xích Bích hay không nhưng với tính cách của Giả Hủ, ông ta sẽ không tham gia bình luận vào trận đánh này.
Đại chiến Xích Bích.
Vốn dĩ vẫn còn Hứa Du- Một trong những phe cánh trước đây của Viên Thiệu sau đó về phe Tào Tháo, đã lập công lớn trong trận chiến Quan Độ nhưng nhân vật này đã bị Hứa Chử giết.
Vì vậy mà trong số năm vị quân sư nức tiếng dưới trướng, chỉ còn lại Trình Dục và Tuân Du đi cùng Tào Tháo khi ông tiến hành trận Xích Bích. Ngoài ra, Tào Tháo còn có hêm Từ Thứ và Tưởng Cán cùng tham gia phò tá.
Vậy là trong trận chiến Xích Bích bên cạnh Tào Tháo có bốn quân sư, lẽ nào họ không nhìn ra mưu kế của Chu Du?
Nguyên nhân nào khiến Tào Tháo thua đau trong trận Xích Bích?
Thực ra, mặc dù quân sư đông nhưng trong trận chiến chủ chốt lần này, quan điểm của bốn vị quân sư của Tào Tháo lại khác nhau quá lớn.
Trước tiên phải nói đến Từ Thứ, ông vốn dĩ là một phụ tá bên cạnh Lưu Bị. Trình Dục đã bắt chước nét chữ của mẹ Từ Thứ để lừa ông đến Hứa Xương. Vì thế cho nên dù có gia nhập vào phe Tào Ngụy, Từ Thứ cũng vẫn không tham gia vào kế sách đánh trận.
Ông vốn dĩ là người có tài nhưng do trong lòng không phục, không muốn tình nguyện vì Tào Tháo mà hiến kế hay, gia nhập quân đội của Tào Tháo cũng chỉ là một người đứng cạnh quan sát, rất ít khi tham gia vào những kế hoạch quân sự của Tào Tháo.
Hơn nữa, ông đã có thời gian sinh sống rất lâu ở Kinh Châu, rất thông thuộc thủy chiến và Giang Đông nên ông thừa sức nhìn thấu liên hoàn kế mà Bàng Thống đang bày ra để lừa Tào Tháo (dùng xích sắt để ghép các thuyền thành một cụm).
Thế nhưng ông đã không giúp Tào Tháo và tất nhiên không nhắc đến việc này trước mặt người đứng đầu tập đoàn Tào Ngụy thời điểm đó.
Điều duy nhất Từ Thứ nghĩ đến khi đó là làm thế nào để thoát thân trước. Ông đã nghe theo kế sách của Bàng Thống lấy danh nghĩa là xin đi chống Mã Đằng và Hàn Toại mà tránh xa được thị phi trong trận chiến này.
Nhắc đến Tưởng Cán, trong trận Xích Bích ông đã “hại” Tào Tháo hai lần, không những không giúp được gì, mà còn khiến cho Tào Tháo bận thêm.
Lần thứ nhất là bị Chu Du chơi cho một vố, cầm một bức thư giả về báo cáo.
Kết quả là Tào Tháo đã trúng kế ly gián của Chu Du, giết tướng lĩnh tinh thông thủy chiến là Thái Mạo và Trương Doãn, để mất đi hai nhân vật quan trọng, hiểu biết về thủy chiến ở Giang Đông. Đây chính là tổn thất lớn nhất với Tào Tháo trong trận chiến này.
Lần thứ hai Tưởng Cán lại vượt sông đến Giang Đông, kết quả lại bị chơi một vố đau. Lần này, Tào Tháo đã bị Bàng Thống lừa đem ghép nối các thuyền lại với nhau. Đối với chiến thủy ở Giang Đông, đây chính là sai lầm ngu suẩn nhất.
Tưởng Cán trong trận Xích Bích là một nhân vật rất quan trọng. Nếu như không có ông ta thì trong kế hoạch của Chu Du sẽ bị thiếu đi hai tình tiết quan trọng. Còn đối với Tào Tháo, đây là vị quân sư đã hại ông ta những cú rất thảm.
Cuối cùng phải nói đến Trình Dục và Tuân Du – hai vị quân sư chính thống của Tào Tháo. Hai nười này không phải là không giúp Tào Tháo mà là không giúp được. Tại sao lại như vậy?
Là do Tào Tháo sau khi đánh bại Viên Thiệu đã trở lên kiêu ngạo tự mãn, không nghe ý kiến tham gia của người khác. Lúc Tào Tháo bị Bàng Thống lừa, hai vị quân sư này đã đưa ra ý kiến không đồng tình, nhắc nhở Tào Tháo chú ý nhưng Tào Tháo không nghe, kết quả là họ cũng chẳng biết làm thế nào!
Một phần là vì vậy, một phần khác là vì cả hai đều là người phương Bắc, không am hiểu về thủy chiến, vì vậy khi nghe Tào Tháo nói “mùa Đông mà không có gió Đông Nam”, họ đều không lên tiếng.
Có thể thấy trong trận Xích Bích, quân sư của Tào Tháo mặc dù như vậy là đông nhưng trên thực tế, có người không giúp được gì, có người biết mà không giúp, có người nhiệt tình giúp thì lại chỉ khiến sự việc thêm tệ hại, cuối cùng chỉ còn Tào Tháo một mình đơn phương độc mã, dẫn đến thất bại thảm hại.
News
Không phải người của Tào Tháo, vậy tại sao Triệu Vân lại có trong tay bảo kiếm của Tào Tháo?
Trong trận Đương Dương – Trường Bản, Triệu Vân đã đoạt Thanh Công kiếm, cứu A Đẩu giữa hàng vạn quân Tào Tháo. Trong suốt […]
Được Viên Thiệu thu nhận vì sao Lã Bố vẫn bỏ chạy 1 mạch không ngoảnh lại?
Sau khi về với Viên Thiệu một quân phiệt có thế lực nhất nhì lúc bấy giờ, tưởng chừng Lã Bố sẽ có được một […]
Dù có sở thích qu:ái đản “c:ư;ớp vợ người khác”, nhưng sau khi z:iet Lã Bố xong Tào Tháo lại không dám ch/iếm đ:oạt Điêu Thuyền, vì sao?
Nổi tiếng với sở thích quái đản là cướp vợ người khác, thế nhưng sau khi giết Lã Bố, Tào Tháo lại không dám chiếm […]
Chính xác thì Triệu Vân đã bị z:iet như thế nào? Có phải bị vợ “x:ử” bằng kim thêu?
Chính xác thì Triệu Vân đã chết như thế nào? có phải bị vợ đâm chết bằng kim thêu. Triệu Vân có thể nói là […]
Thủy Kính biết trước quân Lưu Bị sẽ d:iệt v:ong vẫn nhất quyết tiến cử Gia Cát Lượng chỉ vì 1 lý do rất đơn giản
Thủy Kính là kỳ nhân bí ẩn bậc nhất vào cuối thời Đông Hán. Dù biết trước quân của Lưu Bị sớm diệt vong nhưng […]
Trong Tam Quốc, duy chỉ có 2 người có thể đ/ánh b:ại Lữ Bố: Lý Tiến ai cũng rõ, số 2 mới là bí ẩn, chỉ 10% fan biết mà thôi
Lữ Bố được xếp đệ nhất võ tướng trong thời Tam Quốc. Vậy trong Tam Quốc, Lữ Bố có một không hai thực sự không […]
End of content
No more pages to load