×
×

Từ nay tới 1/7/2024: 2 trường hợp này cần phải cấp đổi lại Sổ Đỏ, càng cố giữ lại càng mất tiền oan

 Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ chính là tên thường gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sổ đỏ là tài sản có giá trị kinh tế cao và được người dân vô cùng quan tâm. Chính vì vậy, những trường hợp này cần đi xin cấp đổi lạ sổ đỏ càng sớm càng tốt, nếu cố tình trì hoãn dễ ảnh hưởng tới quyền lợi của mình.

Những trường hợp được cấp đổi Sổ đỏ

Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Những trường hợp mà Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng; trong trường hợp này bắt buộc phải đi cấp đổi lại nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người dân, người sử hữu đất.

– Trường hợp 2: Những trường hợp do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất; nên cần phải đi cấp đổi lại sổ đỏ nếu không dễ bị ảnh hưởng tới quyền lợi về sau.

Ngoài ra, trường hợp trên bắt buộc phải đi cấp đổi lại Sổ Đỏ thì có thêm 2 trường hợp có quyền được cấp lại sổ đỏ nếu như người sử dụng đất có nhu cầu mong muốn. Đó là trường hợp nào?

Những trường hợp nào cần đi cấp đổi lại Sổ Đỏ

Những trường hợp nào cần đi cấp đổi lại Sổ Đỏ

2 trường hợp có thể xin cấp đổi lại Sổ Đỏ nếu như có mong muốn (không bắt buộc phải đổi)

Trường hợp 1: Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận mới hiện đang áp dụng).

Trước ngày 10/12/2009 (trước ngày Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) tại Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Để thống nhất quản lý và tránh gây khó khăn cho người dân, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, các loại giấy chứng nhận cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý, người được cấp có nhu cầu đổi sang loại Giấy chứng nhận mới thì được quyền đổi.

– Trường hợp 2: Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

2 trường hợp cần đi cấp đổi lại Sổ Đỏ trước ngày 1/7

2 trường hợp cần đi cấp đổi lại Sổ Đỏ trước ngày 1/7

Thủ tục cấp đổi Sổ đỏ – Quyền sử dụng đất gồm những gì?

1. Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, khi nộp hồ sơ thì xuất trình thêm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

2. Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ

– Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa);

– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.

Bước 3. Giải quyết

Bước 4. Trả kết quả

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

News

Nữ diễn viên được Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu là vợ: Vào Nam theo tiếng gọi tình yêu, nhìn nhan sắc hiện tại mà khó tin đã U60

Gần đây, Khánh Huyền xuất hiện trong một loạt các vlog nấu ăn trên Tiktok của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn. Nữ diễn viên còn […]

Phương Oanh – shark Bình nhận hàng loạt lời chúc từ dàn sao Việt, cặp song sinh được gọi với biệt danh đáng yêu

Sáng 14/5, Phương Oanh vui mừng thông báo đã sinh nở mẹ tròn con vuông. Cặp song sinh của vợ chồng cô được đặt tên […]

Bà nội chăm cháu 3 ngày hết 1 hộp sữa, tôi tức tốc lắp camera liền tìm ra “hung thủ”

Mẹ chồng tôi một mực khẳng định chỉ pha sữa đúng theo lời tôi dặn nhưng không hiểu sao hộp sữa dùng 3 ngày là […]

Nghỉ hưu với mức lương 20 triệu/tháng nhưng tôi vẫn giấu các con 1 việc, yên ổn cho tới ngày giỗ chồng thì bị thứ trong tủ lạnh bán đứng

Các con nói bạn bè mà biết công việc tôi đang làm thì họ sẽ đánh giá bọn trẻ là những đứa con chẳng ra […]

Cuộc đời của nam diễn viên Việt giấu vợ suốt 10 năm không ai biết

Tốt nghiệp diễn xuất ở Hàn Quốc Quang Sự sinh năm 1984 tại Thanh Hóa trong một gia đình không có ai hoạt động nghệ […]

Con trai Bằng Kiều trúng tuyển 1 trường đại học danh giá tại Mỹ: Học phí ngót nghét 2 tỷ đồng/ năm, top đầu cả nước với 1 chuyên ngành đặc biệt

  Bằng Phương – cậu con trai cả của ca sĩ Bằng Kiều đang theo học tại ngôi trường đại học về nghệ thuật hàng […]

End of content

No more pages to load

Next page