Theo Sina, mỗi một hoàng đế trong thời gian tại vị, việc phòng the luôn có người quản lý riêng, đặc biệt là mỗi lần Hoàng đế chọn người ‘thị tẩm’. Việc chăn gối của các vị Hoàng đế này đều được ghi chép trong cuốn ‘nhật kí giường chiếu’.
Việc bảo quản và ghi chép hoạt động giường chiếu của Hoàng đế sẽ cómột đại thái giám chuyên trách riêng, nó được coi là “bí mật đại nội”. Nội dung cuốn nhật kí ghi rõ thời gian, địa điểm, người được ‘thị tẩm’, số lần ‘thị tẩm’… tất tần tật về vấn đề giường chiếu của Hoàng đế.
Do sự loạn lạc của lịch sử, những cuốn nhật kí còn giữ lại đến ngày này chủ yếu là những ghi chép về các vị Hoàng đế vương triều nhà Thanh.
Cuốn “Triều Thanh dã ký” của Quan Lão Nhân Lương Khê Toạ viết về một “chức vụ của thái giám Kính Sự Phòng”, thái giám chuyên môn giúp Hoàng đế nhà Thanh ghi chép cuốn “Nhật ký giường chiếu”, đồng thời cũng là người chuyên lo về việc giao hoan của Hoàng đế.
Việc tìm người ‘thị tẩm’ có hai sự phân biệt lớn giữa việc Hoàng đế lựa chọn ngủ với Hoàng hậu hay ngủ với phi tần. Nếu là với hoàng hậu, thái giám không được phép hỏi mà chỉ việc ghi chép về thời gian ngày tháng, thời gian làm tình, số lượt, mọi sự kiện đều phải được ghi rõ ràng.
Nhưng khi Hoàng đế thị tẩm với phi tần, thì công đoạn lại có chút khác biệt. Đại thái giám tổng quản của Kính Sự Phòng sẽ dâng lên cho Hoàng đế một khay “thiện bài”, hay còn gọi là ‘lục đầu bài’. Những tấm thẻ này có ghi rõ danh hiệu của mỗi phi tần. Hoàng đế có ý với phi tần nào sẽ lật tấm bài đó lên. Công việc còn lại là của thái giám.
Việc lựa chọn ‘thiện bài’ thường được thái giám đưa cho Hoàng đế vào lúc ngài ngự ẩm buổi tối. Việc các Hoàng đế nhà Thanh ân ái với phi tần của mình cũng có khá nhiều cung đoạn cầu kì.
Các phi tần sau khi được chọn qua thiện bài, sẽ được các thái giám cho chuẩn bị kĩ lưỡng rồi đưa lên giường, tất cả y phục trên người đều bị cởi bỏ, chỉ phủ trên mình một tấm đại y, sau đó tiểu thái giám cõng lên giường.
Tại sao có luật định này? Người ta giải thích rằng, vì để đảm bảo an toàn cho Hoàng đế tránh bị hành thích, hơn nữa về thời gian mỗi lần thụ hạnh của Hoàng đế đều có quy định rõ ràng, từ việc đưa phi tần đến cho đến khi cần phải kết thúc cuộc giao hoan, đều được quản lý chặt chẽ.
Trước khi mây mưa, thái giám réo to “lưu hay không lưu” nhằm để hỏi Hoàng đế, nếu không thì có thể cho phi tần lui ra, hoặc không viết vào nhật kí, sau đó sẽ cho phi tần uống thuốc tránh thai, còn nếu “lưu” thì thái giám sẽ viết ngày giờ, tháng năm, tên tuổi để sau này kiểm tra đối chiếu.
Trong lúc mây mưa giữa phi tần và Hoàng đế, các thái giám phải ở gần đó, sau bức rèm che, hoặc thường ngoài cửa sổ. Nếu như cuộc giao hoan kéo dài, đại thái giám sẽ nhắc nhở một tiếng – “Dạ, thời gian đến rồi ạ!”.
Sau khi kết thúc, tiểu thái giám sẽ vào, khoác đại y cho phi tử rồi cõng trở ra. Về thời gian giao hoan, bởi để đảm bảo sức khỏe cho Hoàng đế, đại thái giám ở bên ngoài được phép réo liên tục để Hoàng đế có thể kết thúc công việc theo đúng quy định.
Vậy tại sao lại phải ghi nhật kí? Điều này nhằm chứng minh huyết tộc Hoàng đế phải là huyết thống chính gốc, bởi hậu cung có biết bao mỹ nữ, nếu một trong những đứa trẻ được sinh ra khó có cách để kiểm tra có phải là huyết thống hoàng tộc không. Vì vậy, “nhật kí giường chiếu” sẽ giúp người ta biết được thời gian, địa điểm, ngày giờ, phi tần được Hoàng đế sủng ái.