Đi làm xa cả năm cách nhà nội hơn 200km nên vợ chồng tôi chỉ về được thăm quê vào Tết Nguyên Đán và các kỳ nghỉ dài ngày như nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do cả năm chỉ có 2 lần về nhà nên mỗi lần về chúng tôi chuẩn bị nhiều quà cáp cho mọi người. Đặc biệt, cả 2 vợ chồng đều cố gắng biếu ông bà nội chút tiền.
Vợ chồng tôi đều cùng 1 quê nhưng ở 2 nơi khác nhau và cách nhau chừng hơn 7km. Vì thế mỗi lần về, chúng tôi đều đến thăm ông bà nội ngoại được. Chưa bao giờ chuyện Tết nhất hay nghỉ lễ ở đâu lại đau đầu với 2 đứa. Giờ mới thấy, quê 2 vợ chồng gần nhau vừa tiện lợi và tiết kiệm được bao tiền bạc, đỡ phải di chuyển mệt người.
Ngay từ khi lấy vợ, chúng tôi đã thống nhất, con gái lấy chồng thì lo việc nhà ngoại là thứ yếu. (Ảnh minh họa)
Ngay từ khi lấy vợ, chúng tôi đã thống nhất, con gái lấy chồng thì lo việc nhà ngoại là thứ yếu. Còn chủ yếu tập trung cho đằng nội và bố mẹ chồng. Vợ cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm này nên suốt 3 năm nay lấy nhau, chuyện vợ chồng tôi tập trung lo hết cho đằng nội là điều hiển nhiên.
Nhiều năm Tết đến, tôi bảo vợ phải đưa cho ông bà nội 10 triệu chi tiêu, ông bà ngoại chẳng đưa đồng nào, chỉ mang giỏ bánh mứt kẹo và trái cây sang. Vợ tôi và đằng nhà ngoại vẫn rất vui vẻ, chưa bao giờ ý kiến lên xuống. Có lẽ họ cũng biết thân biết phận, con gái lấy chồng làm sao còn lo được cho nhà đẻ nữa. Trong khi tôi lại là trụ cột gia đình, kiếm tiền hàng tháng gấp đôi vợ nên cô ấy nghe lời là điều hiển nhiên.
Thậm chí bố mẹ vợ tôi vẫn hay nhắc nhở con gái: “Con gái đã đi lấy chồng là con người ta. Do đó, phải coi gia đình bên ấy như nhà mình và lo liệu hết sức. Đừng để người ta phàn nàn bất cứ điều tiếng gì”.
3 năm qua, cứ nhà ngoại có việc gì, vợ chồng tôi chỉ là phụ, không phải là người cáng đáng chính. Vậy mà đã được cả nhà bên ấy khen nức nở nhiệt tình với nhà vợ và có trách nhiệm.
Nhớ kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm trước, do biết ông bà nội muốn sửa lại cái sân nhà nên tôi chỉ đạo cho vợ:
“Lần này về vợ chồng mình biếu ông bà nội 20 triệu đồng để sửa lại cái sân còn biếu bà ngoại 1 triệu em à”.
Vợ tôi nghe và thực hiện răm rắp như vậy. Đã vậy mấy ngày nghỉ lễ ấy, ông nội lát sân nên vợ chồng phải xúm vào lo cơm nước cho thợ thuyền. Cả kỳ nghỉ lễ hai đứa chỉ sang được nhà ngoại chơi đúng 3 tiếng đồng hồ và ở lại ăn với ông bà bữa cơm là phải về mà chẳng ai ý kiến.
Nghỉ lễ năm nay, vợ tôi có bầu đứa thứ 2 được 7 tháng. Vì đã bụng to vượt mặt nên cô ấy ngại không muốn về quê xa xôi. Nhưng tôi bảo:
“Ở đây quanh năm suốt tháng, từ Tết đã về quê lần nào đâu nên bầu to cũng phải về. Về rồi lên nằm ổ và Tết về lần nữa là vừa không mọi người lại mong”.
Nghe vợ nói tôi đã muốn tăng xông, đã nửa năm rồi không về quê còn cứ lý do lý trấu. (Ảnh minh họa)
Vừa mới chỉ nói nhẹ như vậy, vợ đã bảo để cô ấy thu xếp xem sao. Cứ tưởng là xuôi rồi mà hôm qua cô ấy bảo có lẽ không về quê được vì bầu to quá, đi lại ô tô đường dài lo sợ xảy ra vấn đề gì thì hối hận không kịp. Tôi với con trai về nhà đợt này.
Nghe vợ nói tôi đã muốn tăng xông, đã nửa năm rồi không về quê còn cứ lý do lý trấu. Bà bầu tháng thứ 7 có đi ô tô đường dài được không đây mọi người?
Mang thai tháng thứ 7 đi ô tô đường dài được không?
Đối với phụ nữ mang thai việc đi lại, di chuyển xa luôn luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm. So với hành khách thông thường, thai phụ có thể tiềm ẩn một số nguy cơ nhỏ, thường do những thay đổi sinh lý của mẹ cũng như bào thai.
Thời kỳ mang thai được chia thành ba kỳ, gọi là tam cá nguyệt, mỗi ba tháng được xếp vào một tam cá nguyệt. Tương ứng với mỗi kỳ tam cá nguyệt, thai phụ sẽ gặp phải một số trục trặc riêng về sinh hoạt, thay đổi sinh lý…
Đến tháng thứ 7-8, đáy tử cung của thai phụ cao 28 – 30 cm và to rộng ra, ép cơ tim và dạ dày, dẫn đến tim đập nhanh hơn, hơi thở ngắn hơn, tinh thần thường lo lắng, dạ dày thì trương lên…, thường đi tiểu nhiều lần và sau khi đi vẫn có cảm giác chưa hết nước tiểu. Thời gian này, thai phụ luôn mong đến ngày sinh, nhưng lại rất lo lắng.
Đây chính là thời gian người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần hồi hộp như bị thúc giục. Nếu tình trạng sức khỏe tốt, không nghén, việc di chuyển bằng ôtô vẫn an toàn, đặc biệt là giường nằm. Trước khi chuẩn bị cho chuyến đi xa, thai phụ nên xin ý kiến chuyên môn của bác sĩ điều trị, trong đó bao gồm việc nên hay không nên sử dụng thuốc say tàu xe. Chỉ có bác sĩ trực tiếp điều trị mới nắm được tình trạng sức khỏe của thai phụ và em bé, cũng như đánh giá đầy đủ những tình huống mà mỗi thai phụ cần lưu ý.