Kết hôn 7 năm vẫn yêu chiều vợ hết mực nhưng vừa nghe em giục tới bệnh viện, tôi tuyên bố ly hôn

Đường đường là đàn ông sức dài vai rộng, cao to lực lưỡng mà giờ lại phải đi khám chức năng cơ bản. Người ngoài nhìn thấy sẽ nghĩ gì về tôi, còn mặt mũi nào ra ngoài xã hội.

Tôi kết hôn năm nay cũng là năm thứ 7. Sau cưới chúng tôi được bố mẹ 2 bên dồn tiền mua cho 1 căn hộ gần ngay trung tâm thành phố tiện đi lại. Công việc vợ chồng đều có thu nhập khá nên tiền bạc không phải lo. Chuyện tình cảm chăn gối vợ chồng cũng khá hòa hợp. Bản thân tôi hết lòng yêu vợ, không bao giờ có ý nghĩ ăn ở 2 lòng, vợ tôi cũng thế. Tuy nhiên chuyện con cái của 2 đứa lại không được suôn sẻ.

Cưới 2 năm vợ tôi chưa mang bầu. Cô ấy sốt ruột giục chồng đi khám nhưng tôi bảo:

“Nếu có vấn đề thì phải là ở em. Anh cao to khỏe mạnh, từ nhỏ không ốm vặt lại suốt ngày tập luyện thể thao, chẳng có lý do gì mà nói tại anh”.

Cưới 2 năm vợ tôi chưa mang bầu nên sốt ruột giục chồng đi khám. (Ảnh minh họa)

Cưới 2 năm vợ tôi chưa mang bầu nên sốt ruột giục chồng đi khám. (Ảnh minh họa)

Sau cô ấy tự đi khám mấy lần về đều bảo:

“Bác sỹ kết luận sức khỏe sinh sản của em hoàn toàn bình thường. Họ nói anh nên đến viện khám mới biết nguyên nhân do đâu để có biện pháp can thiệp sớm, khả năng thụ thai của em sẽ cao hơn”.

Tôi vẫn nhất quyết không là không. Tôi cố gắng nâng cấp sức khỏe bản thân hơn, chịu khó bồi bổ, tập luyện nhưng vợ tôi vẫn không bầu bí được. Cô ấy sốt ruột lại quay ra giục chồng:

“Anh đi vào viện khám nam khoa đi. Bố mẹ mong cháu suốt ngày nhắc. Ông bà còn nghi do em”.

Bực mình tôi lại quát vợ:

“Bố mẹ tôi nghĩ thế cũng đúng còn gì nữa. Họ nuôi tôi từ nhỏ, hiểu rõ nhất tình trạng sức khỏe của con trai. Tôi cũng chẳng tin mấy cái kết quả khám xét trong viện, toàn vớ vẩn”.

Vì chuyện này mà vợ chồng tôi cãi nhau không biết bao nhiêu lần. Vợ tôi một mực bắt chồng đi khám nam khoa trong khi tôi thực sự dị ứng với mấy cái khám xét kiểu ấy. Đường đường là đàn ông sức dài vai rộng, cao to lực lưỡng mà giờ lại phải đi khám cái chức năng cơ bản. Người ngoài nhìn thấy sẽ nghĩ gì về tôi, còn mặt mũi nào ra ngoài xã hội.

Chuyện này tôi không tiện nói rõ từng câu từng lời với vợ. Lẽ ra là phụ nữ cô ấy phải tế nhị, nhạy cảm mà hiểu tâm lý của chồng, đằng này cứ giục đi khám. Đã thế dạo gần đây trong chuyện chăn gối, cô ấy còn hay ca cẩm, chê trách tôi:

“Anh cứ tự hào cậy to cao lực lưỡng nhưng gần gũi vợ được mấy phút đã lăn ra rồi. Chắc chắn anh có vấn đề. Nếu không đi khám thì biết bao giờ mới có con”.

Tôi tuyên bố với vợ, thà ly hôn chứ nhất quyết không đi khám vô sinh. (Ảnh minh họa)

Tôi tuyên bố với vợ, thà ly hôn chứ nhất quyết không đi khám vô sinh. (Ảnh minh họa)

Cứ như thế dần dần tôi phát ngán vợ. Bực quá tôi tuyên bố thẳng:

“Tôi nói một lần nữa, không bao giờ có chuyện tôi vào viện khám. Tôi tự biết bản lĩnh của mình tới đâu. Nếu cô cảm thấy không muốn ở với tôi nữa thì cứ việc ly hôn, viết giấy đi tôi ký”.

Vậy là vợ tôi im tịt không còn nói được lời nào. Tôi cũng không hề dọa dẫm, dù rất yêu thương, chiều chuộng vợ nhưng tôi cũng sẵn sàng ly hôn vì nhất định không bao giờ làm cái việc mất thể diện kia. Chẳng hiểu vợ tôi suy nghĩ kiểu gì mà lại nghĩ ra cái trò bắt chồng vào viện khám nam khoa, không biết giữ cho thể diện của chồng. Càng nghĩ tôi càng bực mình.

Khi nào nên đi khám vô sinh nam? 

Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn. Ước tính có khoảng 40 % nguyên nhân vô sinh do nữ, 40% do nam,  10% do cả hai và 10 % vô sinh không rõ nguyên nhân.

Vô sinh nam có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm rối loạn tình dục như giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương,, rối loạn vận chuyển tinh trùng do tắc ống dẫn tinh), khiếm khuyết tinh hoàn nguyên phát như teo tinh hoàn do quai bị, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn ẩn, bất thường di truyền và vô sinh không rõ nguyên nhân (chiếm 10%).

Vô sinh ở nam giới thường khó chẩn đoán ở giai đoạn sớm vì không có triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, nam giới nên chủ động đi khám khi:

– Khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe sinh sản nam.

– Khi có các dấu hiệu như xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng, tinh dịch bất thường (quá loãng hay quá đặc, tinh dịch lẫn máu, mủ, chất lạ).

– Bìu căng, sưng to, đau hay các biểu hiện của viêm nhiễm, đau dương vật, chảy mủ xanh hoặc vàng.

– Giảm ham muốn, ngại gần gũi.

– Những thay đổi toàn thân: Rụng tóc, béo phì, da nhăn nheo, có thể ra nhiều mồ hôi, thường xuyên bị stress, lo âu, căng thẳng.

– Tiền sử quai bị, phát hiện tinh hoàn ẩn lúc nhỏ.

– Trong gia đình có anh chị em cũng bị vô sinh hiếm muộn.

– Có quan hệ tình dục 1 năm đều đặn hoặc 6 tháng với cặp vợ chồng trên 35 tuổi mà không dùng biện pháp tránh thai nào.

Nam giới dùng chất kích thích nhiều như thuốc lá, thuốc lào, làm việc trong môi trường nóng lâu, tiếp xúc với tia xquang, phóng xạ.

Kết hôn 7 năm vẫn yêu chiều vợ hết mực nhưng vừa nghe em giục một câu, tôi tuyên bố ly hôn - 3