×
×

Vì sao khi qua đời, Gia Cát Lượng ngậm 7 hạt gạo? lý do khiến hậu thể nổi da gà

Tư Mã Ý và đội quân tinh nhuệ của mình bị doạ một trận khiếp hồn bạt vía, còn Gia Cát Lượng thêm một lần chứng tỏ tài năng ‘thần cơ diệu toán’ ngay cả khi đã qua đời.

Gia Cát Lượng là một nhân vật thông minh, có tài năng xuất chúng thời Tam quốc, với vị trí Thừa tướng nước Thục, cả đời cúc cung tận tuỵ, trung thành tận hiến. Mặc dù được miêu tả là “nửa thần nửa người” nhưng ông vẫn không tránh khỏi sinh – lão – bệnh – tử. Thậm chí khi biết bản thân không thể sống lâu được nữa, ông đã viết lại binh thư, kế sách, dặn dò di ngôn, chỉ vì muốn quân Thục có thể an toàn bảo trì lực lượng. Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng viết tờ di biểu dâng lên hậu chủ, xong xuôi lại dặn dò Dương Nghi rằng:

“Sau khi ta chết không thể làm đám tang, phất cờ đánh trống, các ngươi hãy làm một cái bàn thờ lớn, để thi thể của ta ngồi ở trên, trong miệng ngậm bảy hạt gạo, dưới chân đặt một ngọn đèn sáng, trong quân cứ giữ vẻ yên ổn như thường, không được than khóc buồn bã. Như vậy thì sao Tướng Tinh mới không rơi xuống, âm hồn ta tự khắc cũng nhấc lên được. Tư Mã Ý thấy sao Tướng Tinh không sa, tất nhiên sẽ không dám khinh cử vọng động, quân ta mới có thể âm thầm từng nhóm từng nhóm chậm rãi rút lui. Nếu như Tư Mã Ý đuổi theo, ngươi nên dàn thành trận thế, quay cờ đánh trống trở lại, rồi đẩy xe có tượng gỗ của ta ra phía trước quân, lệnh cho tất cả tướng sĩ đứng dàn hai bên trái phải, Tư Mã Ý nhìn thấy, tất sẽ sợ hãi bỏ chạy”.

Quả nhiên không ngoài dự liệu của Khổng Minh, Tư Mã Ý quan sát thiên văn thấy một ngôi sao lớn màu đỏ, tia sáng toả ra bốn phía có góc, từ phía đông bắc chạy về hướng tây nam, sau đó đến thẳng Thục doanh. Ba lần sa xuống, lại ba lần vụt lên, tiếng chuyển ầm ầm.

Tư Mã Ý vui mừng la lớn: “Khổng Minh chết rồi!”. Lập tức truyền lệnh khởi binh đuổi đánh, nhưng vừa ra khỏi cửa trại lại nổi tâm đa nghi: “Khổng Minh có tài phù phép, có thể sai khiến thần Lục Đinh, Lục Giáp. Nay thấy ta không ra đánh, cho nên làm ra thuật này để dụ ta đây, nếu ta đuổi theo, tất sẽ trúng kế”. Nghĩ thế rồi quay ngựa trở vào, không đi nữa, chỉ sai Hạ Hầu Bá dẫn vài chục quân binh âm thầm đến gò Ngũ Trượng do thám tình hình.

Đỉnh cao trí tuệ Gia Cát Lượng: Ngậm 7 hạt gạo sau khi qua đời, bài binh bố trận doạ Tư Mã Ý một phen ‘hồn siêu phách lạc’ - Ảnh 1.

Nhận được tin báo quân Thục đều đã rút binh, Tư Mã Ý mới lập tức gấp gáp hạ lệnh đuổi theo, lúc này mới khẳng định: Khổng Minh quả nhiên đã quy tiên. Tuy nhiên khi quân Tư Mã ý đuổi đánh, quân Thục làm theo lời dặn dò của Khổng Minh, đẩy xe có tượng gỗ ra trận, dọa cho Ngụy quân kinh hoàng, hồn bay phách tán, buông vũ khí bỏ chạy. Tư Mã Ý cũng sợ hãi bỏ chạy hơn năm mươi dặm mới bàng hoàng hỏi thủ hạ của mình: “Đầu của ta còn không?”.

Trận chiến này đã trở thành trò cười cho thiên hạ. Sau này trong dân gian lưu truyền câu nói, về sau đã trở thành tục ngữ phương ngôn: “Tử Gia Cát năng tẩu sinh Trọng Đạt” (Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống).

Câu chuyện về cái chết của Gia Cát Lượng đã trở thành một điển tích nổi tiếng trong dân gian. Hậu nhân đến nay vẫn còn thắc mắc: Vì sao Gia Cát tiên sinh lại hạ lệnh sẽ ngậm 7 hạt gạo sau khi chết?

Trong thư Khổng Minh đã từng giải thích: “Như vậy thì sao Tướng Tinh mới không rơi, âm hồn ta tự khắc cũng nhấc lên được”, nhưng lại không nói lý do vì sao ngậm gạo thì sao Tướng Tinh sẽ không rơi. Sau này vào cuối thời nhà Đường có một văn nhân tên là Trần Cái đã viết bài “Ngũ Trượng Nguyên Thi” miêu tả câu chuyện này.

Gia Cát Lượng dặn dò “túc hạ đạp thổ” (dưới chân chạm đất), “kính yên tâm tiền” (gương đặt trước tim), trong miệng ngậm bảy hạt gạo và một lượng nước thích hợp, biểu thị vẫn còn khả năng ăn uống như người đang sống, trong tay cầm bút và binh thư, lại có ngọn đèn sáng ở trước đầu, biểu thị vẫn đang trù hoạch quân mưu.

Trong thực tế nghi thức này đã có từ lâu đời. Để một số đồ vật trong miệng người đã khuất rồi liệm xác và chôn cất là một tập tục, thời cổ đại gọi là “ngậm”, cũng gọi là “ngọc trong miệng”, trong văn hiến lại gọi là “phạn ngọc”, “ngậm ngọc”, “ngậm cơm”… Những thứ mà người chết thường ngậm là ngọc, gạo, ngũ cốc. Nếu ngậm các loại lương thực nói chung thì đều được gọi là “ngậm gạo”, nếu ngậm châu báu ngọc ngà thì đều gọi là “ngậm ngọc”.

Gia Cát Lượng không phải chư hầu, chức vị Thừa Tướng của ông được xem như một cấp của đại phu, cho nên ngậm gạo là phù hợp với thân phận ấy. Cũng giống như Trần Cái nói, điều này biểu thị ông dù đã chết vẫn có đầy đủ quyền năng giống như khi còn sống.

News

3 kiểu con dâu này có địa vị rất cao trong nhà chồng, mẹ chồng không dám bắt nạt, bạn có nằm trong số đó?

trong nhà chồng, mẹ chồng cũng phải nể đôi ba phần. Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu ngày nay đã có nhiều thay […]

T.hi thể diễn viên Đức Tiến hiện đang ở đâu? Dân mạng phát hiện điểm trùng hợp rùng mình với cố NS Chí Tài

Sự ra đi đột ngột của diễn viên Đức Tiến khiến gia đình, đồng nghiệp đau buồn và bàng hoàng. Dù được bạn bè đưa đi […]

Gia Cát Lượng căng thẳng khi biết Lưu Bị âm thầm ra ám thị cho Triệu Tử Long 1 việc

Quan hệ vua tôi giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng luôn là thứ quan hệ được trí thức nhiều thế hệ tôn sùng, Gia […]

Tôn Thượng Hương là “cuộc tình chính trị” mà Tôn Quyền cài vào cạnh Lưu Bị?

Hôn nhân chính trị vẫn là hôn nhân chính trị. Mỹ nữ Giang Đông Tôn Thượng Hương hoàn toàn có khả năng là một nước […]

Thanh Thúy Đức Thịnh bất ngờ nhắc đến chuyện ly dị sau 20 năm bên nhau

Vợ chồng Thanh Thúy và Đức Thịnh bất ngờ nói đến chuyện ly hôn sau gần 20 năm bên nhau. Là một trong những cặp […]

Thúy Diễm gây ức chế nhất ‘Trạm cứu hộ trái tim’, khán giả tuyên bố bỏ phim

Nhân vật tiểu thư Mỹ Đình của Thúy Diễm trở thành vai diễn vô duyên, bốc đồng khiến khán giả tức giận sau tập 31 […]

End of content

No more pages to load

Next page