Khốn khổ 1 đời Hùng Cường từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường

Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Nam diễn viên tài hoa

La Thoại Tân tên thật là Phạm Văn Tần, sinh năm 1937 tại Sài Gòn (TP HCM), thông tin về đời tư của nam diễn viên không nhiều. Chỉ biết, qua lời kể của những người thân quen với ông, La Thoại Tân là một người thông minh, ham học hỏi từ nhỏ. Ngay từ trước năm 1975 (trước khi sang Mỹ định cư), ông đã thành thạo ngoại ngữ nước ngoài.

Ở Sài Gòn những thập niên 60-70, La Thoại Tân vô cùng nổi tiếng. Ông tạo ấn tượng với công chúng nhờ vẻ ngoài đẹp trai với đôi mắt sáng và đường nét thư sinh, ôn hòa, cùng thân hình cân đối. La Thoại Tân được mệnh danh là “kép đẹp” của làng điện ảnh Sài Gòn lúc bấy giờ, ông đã trở thành giấc mộng, khiến bao thiếu nữ “thần hồn điên đảo”.

Tuy nhiên, nhan sắc không thể nói lên được tất cả tố chất của người nghệ sĩ giàu tiềm năng này. La Thoại Tân tham gia trong rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật, từ đóng phim, đóng kịch, làm MC, viết báo,… Không có một mảng nào mà ông chưa từng thử sức qua. Đối với các đồng nghiệp, La Thoại Tân là một người có tình yêu nghề sâu sắc. Nữ ca sĩ Quỳnh Dao đã từng có bài viết nói về cuộc đời, sự nghiệp của nam diễn viên: “Có một người vẫn say mê với loại nghệ thuật thưởng thức bằng “tai” này là La Thoại Tân. Ông nói: kịch phải là kịch nói. Người thính giả chỉ nghe mà tưởng tượng ra chi tiết mới là điều kỳ thú.”

Quả thực, cuộc đời của La Thoại Tân gắn bó rất chặt chẽ với kịch nghệ, ông có tài năng và niềm đam mê nổi trội với kịch. Lúc bấy giờ, tại Sài Gòn, ông giống như vua hài kịch, được nhiều người hâm mộ ví von sánh ngang hàng với Louis de Funès của Pháp vậy. Trước kia, tại miền Nam, đặc biệt ở những thành phố lớn, kịch nghệ rất được ưa chuộng. La Thoại Tân thường đóng cặp với những nghệ sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ như Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng,… ông là một trong những bảo chứng phòng vé của các vở kịch. Hàng tuần, La Thoại Tân có một giờ vào tối thứ ba, diễn những vở kịch nói do ông sáng tác, chương trình mang tên “Lúc Không Giờ”. Ngoài phần viết kịch bản, diễn, La Thoại Tân còn tự chọn những bản nhạc rất hấp dẫn và thích hợp cho từng vở. Vì hầu hết là loại kịch dựng trên cốt truyện trinh thám kinh dị, nên cần đầu tư về cả âm thanh, lẫn diễn xuất, lời thoại. Bên cạnh đó, La Thoại Tân còn là một cây hài ăn khách, nhiều khán giả vẫn còn nhớ rõ về ông trong chương trình “45 Phút Chuyện Vui”. Năm 1974, ông cũng từng kết hợp với nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn Thanh Nga diễn hài rất duyên dáng trong các chương trình đại nhạc hội Trường Xuân và Duy Ngọc.

La Thoại Tân là nam tài tử đời đầu của điện ảnh Sài Gòn. (Nguồn: Sài Gòn thập cẩm)

La Thoại Tân là nam tài tử đời đầu của điện ảnh Sài Gòn. (Nguồn: Sài Gòn thập cẩm)

Những vở hài kịch ông từng đóng trước đây có “nhạc sĩ bất đắc dĩ” diễn chung với Túy Hồng, Mai Lệ Huyền, Nhật Minh, Hoàng Cầm (La Thoại Tân thủ vai Thợ máy), “Phép Trị Vợ” đóng chung với Xuân Phát, Hữu Phước, Hà Mỹ Hạnh, Diễm Chi (La Thoại Tân thủ vai Tư người giúp việc ) do Trung Tâm Paris By Night Thúy Nga thực hiện DVD phát hành. Đến với mảng cải lương ông có nhiều vai nổi bật trong các tác phẩm như “Sông Dài” đóng chung với Hương Lan, Chí Tâm, Hữu Phước, Hà Mỹ Hạnh, Băng Châu, Nhật Minh, Hữu Bình (La Thoại Tân thủ vai Ông chủ hãng phim ) do Trung Tâm Paris By Night Thúy Nga thực hiện DVD phát hành.

Không những có tài về kịch nghệ, La Thoại Tấn còn thường xuyên được mời làm MC của các chương trình. Ngoài ra, ông còn có khả năng cảm thụ, sáng tác nhạc. Ca khúc của La Thoại Tấn, giống như các vở kịch của ông, thường vui nhộn và hài hước chuyên châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội như: “Tâm sự kẻ kẹt tiền”, “Những kẻ độc thân”, “Nói xấu vợ”,… Vừa có tài, lại vừa có duyên với nghệ thuật, nên ông thường được các bầu gánh hay chương trình Tiếu Vương Hội và đài phát thanh lúc bấy giờ mời hợp tác, đặc biệt trong ban kịch Túy Hồng, góp phần cho khán thính giả có được những tác phẩm ấn tượng.

Thành công ở mảng phim ảnh

Sau khi đạt được thành công ở thể loại hài kịch, La Thoại Tân tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh và đạt được nhiều thành công. Ông đóng phim rất có duyên, hóa thân vào đa dạng những vai diễn khác nhau. Từ một anh Kỳ trong bộ phim kinh dị “Lệ đá” công chiếu vào năm 1971, hay một chàng nông dân ngây thơ nhiệt huyết mang tên Lúa, chàng thư sinh trong bộ phim lịch sử “Áo dòng đẫm máu” (năm 1960)… tất cả đều được cố nghệ sĩ diễn rất tròn vai.

Hầu hết những tác phẩm La Thoại Tân tham gia đều thu về lợi nhuận cao, được công chúng tích cực đón nhận. Như bộ phim “Lệ đá” – phim kinh dị đầu tiên ở Việt Nam, đã có rất nhiều người đi xem. Hay một vài bộ phim khác như “Gánh Hàng Hoa”, “Trương Chi Mị Nương” cũng tạo ra tiếng vang nhất định. La Thoại Tân đứng ra đảm nhận vai chính hoặc cái vai quan trọng trong những tác phẩm này.

Bước sang lĩnh νực điện ảnh, La Thoại Tân lại đóng cặp νới các nữ nghệ sĩ ăn ý νới ông bên làng kịch là Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng trong nhiều bộ phim điện ảnh như Lệ Đá (1971), Gánh Hàng Hoa (1971), Hoa Mới Nở (1973)… Đặc biệt là vai diễn Lúa trong phim Tứ Quái Sài Gòn (1973) (do hãng phim Lido sản xuất năm 1973) gợi khán giả nhớ về thời điện ảnh miền Nam Việt Nam còn thô sơ và mộc mạc. Đó là những năm trước 1975, sự phát triển về kinh tế – xã hội cho đến văn hoá – giải trí khiến cho đời sống tinh thần được nâng cao, dẫn tới sự ra đời của dòng phim thị trường, phục vụ nhu cầu giải trí.

La Thoại Tân là một diễn viên đa tài, tham gia vào nhiều mảng nghệ thuật. (Nguồn: IMDB)

La Thoại Tân là một diễn viên đa tài, tham gia vào nhiều mảng nghệ thuật. (Nguồn: IMDB)

Trong “Tứ quái Sài Gòn”, bộ phim với sự tham gia của La Thoại Tân khi vừa công chiếu ra đã nhận được phản hồi tích cực từ công chúng. Phim liên tục được khen ngợi, chiếu đi chiếu lại trong nhiều năm, trở thành ký ức tuổi thơ chưa bao giờ phai mờ trong lòng những đứa trẻ lúc bấy giờ. Đây là một phim hài lai căng một chút võ thuật Hong Kong, một phần môtíp gangster Mỹ đã trở thành món ăn nhanh được ưa thích trong cơn đói tinh thần của xã hội miền Nam hào nhoáng đang lên.

Với vai anh Lúa, La Thoại Tân đã đưa người xem đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Từ những chàng trai quỵt vé tàu, không biết cách gọi đồ Tây, không biết dùng dao dĩa, tứ quái đã trở thành những “nhà phát minh vĩ đại” với con thuyền chạy bằng quạt máy hay vua phá lưới trên trên sân cỏ. Đặc biệt, trong bộ phim này, anh lại có cơ hội bắt cặp với người đẹp Thẩm Thúy Hằng. Mối tình của hai người trong phim vừa lãng mạn, những cũng để lại nhiều cảm xúc trong lòng người xem.

Còn trong bộ phim “Áo dòng đẫm máu”, ông lại một lần nữa gặp lại người bạn diễn thân quen Thẩm Thúy Hằng. Bộ phim lấy đề tài lịch sử, với diễn biến nội tâm nhân vật phức tạp. Vai diễn tưởng chừng làm khó một người quen đóng hài kịch như ông, nhưng ngược lại, La Thoại Tân đã diễn rất tròn vai. Ông thể hiện được tinh thần sôi sục, nhiệt huyết, cũng đầy ưu tư, trầm lặng của một chàng thanh niên. Bộ phim vừa mới công chiếu đã được khán giả đón xem nhiệt tình. Hiện nay, những video về bộ phim này vẫn được chiếu trên mạng, ghi dấu vẻ đẹp tinh tế, hài hòa của cặp bạn diễn ăn ý La Thoại Tân và Thẩm Thúy Hằng.

Sau này sân khấu kịch nghệ dần đi xuống, La Thoại Tân cũng không còn tham gia năng nổ, sôi động trong giới nghệ thuật nhiều nữa. Ông luôn tiếc thương cho một thời vàng son của kịch nghệ. Sau năm 1975, La Thoại Tân sang nước ngoài định cư, tiếp tục hoạt động nghệ thuật trong cộng đồng người Việt. Ông tham gia các phim Gia Đình Cô Tư, Gia Đình Cô Út, Trà Hoa Nữ, Dưới Hai Màu Áo… La Thoại Tân kết hôn νới bà Nguyễn Thị NgọcAnh νà có hai người con – một trai, một gái.

Bước vào tuổi xế chiều, không giống như nhiều đồng nghiệp lâm vào cảnh sống ly tán, đối diện cái nghèo, cô đơn. Cuộc sống của La Thoại Tân đầy đủ con cháu, cùng niềm đam mê nghệ thuật không bao giờ tắt trong ông. Ông mất ngày 13/3/2008 tại Mỹ, hưởng thọ 72 tuổi. Sự ra đi của ông đã để lại rất nhiều nuối tiếc của người hâm mộ. Trong ký ức của thế hệ 6x, 7x trước kia ở TP HCM, La Thoại Tân, Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Hùng Cường,… ghi dấu bằng những vai diễn chất lượng và vẻ đẹp ngoại hình xuất sắc. Họ đã trở thành những “biểu tượng” không thể thay thế trong lòng những người hâm mộ dòng phim điện ảnh Sài Gòn những năm 50-60 của thế kỷ trước.