Đặng Ngải tuy không nổi tiếng nhưng cuộc đời ông vẫn chứa đầy những sự kiện đáng gờm.
Những ai đam mê Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung có lẽ không xa lạ với những nhân vật nổi tiếng như Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Tư Mã Ý… Loạn thế sinh anh hùng, khói lửa và đao kiếm sản sinh ra vô số bậc kỳ tài, để lại truyền kỳ được hậu thế trọng vọng và ca tụng.
Gia Cát Lượng được mệnh danh là vị thần tướng sở hữu trí thông minh tuyệt đỉnh và tài thao lược tài tình. Ngang hàng với ông, không thể không nhắc đến Tư Mã Ý, cũng mưu lược không kém. Chúng ta có Ngũ hổ tướng nổi tiếng: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, và hàng loạt danh tướng lẫy lừng khác.
Thế nhưng thời Tam Quốc lại có một vị tướng hầu như không được hậu thế biết đến, nhưng ông không chỉ quét sạch Thục Quốc mà còn giết chết con trai của Gia Cát Lượng, Triệu Vân và Trương Phi.
Giai đoạn đầu của thời Tam Quốc quá mức lẫy lừng và hùng hồn, và khi những nhân vật cốt cán này qua đời, hậu thế không còn quan tâm đến diễn biến tiếp theo của lịch sử. Nhân vật bị phớt lờ kể trên xuất hiện trong giai đoạn cuối của Tam Quốc. Ông chính là Đặng Ngải, danh tướng nước Tào Ngụy.
Đặng Ngải tuy không nổi tiếng nhưng cuộc đời của ông vẫn chứa đầy những huyền thoại.
Đặng Ngải mất cha từ nhỏ, gia cảnh bần hàn, nhưng ông vẫn được mẹ một mình nuôi nấng trưởng thành khỏe mạnh. Khi còn nhỏ ông rất hay nói lắp, một câu bình thường cũng nói không rõ ràng, thường bị người xung quanh chê người. Song, tuy nói lắp nhưng Đặng Ngải rất thông minh ham học, đặc biệt thích đọc sách quân sự đến mức “chỉ cần cầm sách trên tay thì không thể bỏ xuống”.
Đặng Ngải nói lắp nhưng vẫn có tài năng thực sự. Ông được tiến cử làm học sĩ Nông đô úy ở nước Ngụy, nhờ đó bước chân vào chốn quan trường, nhưng vì tật nói lắp nên không được trọng dụng, cuối cùng bị giáng xuống làm tay sai ở nha môn.
Một lần nọ, Tư Mã Ý đến khảo sát khu vực dân tình Đặng Ngải làm việc. Đặng Ngải nhân cơ hội có quan trên ghé thăm nên đã đưa ra đề nghị với Tư Mã Ý rằng ruộng thiếu nước, không thể tận dụng hết tài nguyên, muốn làm mương dẫn nước từ sông, nhờ đó mới có thể canh tác hiệu quả, bổ sung quân lương, lại có thể sử dụng để vận chuyển.
Điều này trùng hợp với suy nghĩ của Tư Mã Ý nên Tư Mã Ý giao quyền cho Đặng Ngải chịu trách nhiệm giám sát quá trình xây dựng. Đặng Ngải nhân cơ hội thể hiện tài nghệ, phát huy hết tài trí. Thế là từ đó Đặng Ngải càng tiến xa hơn trong sự nghiệp quan trường, được thăng từ Phủ thái úy lên Thượng thư lang, sau đó đến Ung Châu làm Nam An quận thái thú, sau đó lại được phong làm Thảo khấu tướng quân (chuyên trừng trị băng cướp), ban phẩm vị Quan nội hầu.
Lúc này đã là thời kỳ cuối của Tam Quốc, Quan Vũ, Triệu Vân, Hàn Đương, Hứa Chử và các danh tướng trong thiên hạ đã khuất từ lâu, Đặng Ngải như một ngôi sao đang lên, tuyệt nhiên bị phái đi tiêu diệt nước Thục.
Thế là Đặng Ngải đã thật sự nhiều lần dẫn quân tấn công nước Thục. Lúc bấy giờ ở nước Thục chỉ còn Khương Duy loay hoay giữ vững thế cục, không còn Gia Cát Lượng và Ngũ hổ tướng. Một mình Khương Duy chỉ biết lực bất tòng tâm, thế là trong cuộc chiến giữa hai bên, Đặng Ngải đã chiếm ưu thế.
Khương Duy dẫn quân đại chiến quân Tào ở Cương Xuyên Khẩu, nhưng đã bại trận. Con trai của Triệu Vân, Triệu Quảng trấn giữ hậu phương nhưng đã bị Đặng Ngải giết chết. Sau đó, Đặng Ngải xâm lược nước Thục, cháu trai của Trương Phi là Trương Tuân đã bỏ mạng ở Miên Trúc Quan. Con trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm bảo vệ Thành Đô cũng không thể thoát khỏi số phận. Cả ba đều bỏ mạng dưới lưỡi đao của Đặng Ngải.
Đặng Ngải đến Thục và buộc Lưu Thiện (con trai Lưu Bị) đầu hàng. Để trả thù Đặng Ngải, Khương Duy đã dùng đến kế ly gián để khiến Đặng Ngải và Chung Hội (cả hai đều là tướng nhà Ngụy) tương tàn lẫn nhau, cuối cùng Đặng Ngải bị khép tội phản quốc, giữa đường bị người mai phục giết chết, thế là một thế hệ danh tướng ngã xuống.