×
×

Vì sao phải nhờ Khương Duy, Triệu Vân mới được phong hầu? Nếu không thì tới bao giờ mới được?

Dù từng cứu mạng Lưu Thiện, nhưng khi Lưu Thiện truy phong cho các tướng đã quá cố, thì chỉ Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung được truy tặng tước hầu, còn Triệu Vân không ở trong số đó. Phải nhờ sức ép của Đại tướng quân Khương Duy, Lưu Thiện mới truy phong ông làm Thuận Bình hầu.

Triệu Vân tự là Tử Long, người huyện Chính Định Nam, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay. Mới đầu ông theo Công Tôn Toản, sau về phò trợ cho Lưu Bị. Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược, được đánh giá là bậc hổ tướng trí dũng song toàn.

Tam quốc diễn nghĩa: Triệu Vân có giết được tướng Tào Ngụy Hàn Đức?

Triệu Vân trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung có ghi rằng ông “cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, bụng beo, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt”.

Những chiến tích của Triệu Vân phải kể đến: phá trận Bát Môn kim Tỏa trận của Tào Nhân, hai lần cứu A Đẩu (Lưu Thiện), một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công – thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí. Ông cũng truy kích Tào Tháo ở trận Xích Bích, đánh Tây Xuyên, Hán Trung, đánh tộc người Man do Mạnh Hoạch chỉ huy, tham gia Bắc phạt do Gia Cát Lượng chỉ huy.

Triệu Vân cũng là tấm gương tiêu biểu về lòng trung thành của một vị tướng. Chiến tích bế A Đẩu, hộ tống Cam phu nhân đột phá vòng vây của quân Tào Tháo trong trận Đương Dương – Trường Bản được coi là điển tích mẫu mực về tấm lòng không màng hiểm nguy, xả thân cứu chúa. Lưu Bị từng có khen Triệu Vân rằng “Tử Long quả thật một thân toàn đảm vậy”, Chữ ‘đảm’ có nghĩa là lòng dũng cảm.

Khi Lưu Bị mất, ông tiếp tục phục vụ Lưu Thiện. Năm 223, Triệu Vân được Lưu Thiện phong làm Trung hộ quân, Chinh nam tướng quân, sau đó thăng lên Trấn đông tướng quân.

Năm 229, Triệu Vân bị bệnh mất ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Mãi tới năm 260, Lưu Thiện mới truy phong cho các tướng đã quá cố, thì 4 vị Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung đều được truy tặng tước hầu, chỉ có Triệu Vân không ở trong số đó.

Đại tướng quân Khương Duy và một số tướng lĩnh tỏ ra bất bình với Lưu Thiện về việc này, đề nghị phải truy phong cho ông. Sang năm 261, Lưu Thiện mới truy phong ông làm Thuận Bình hầu.

Khương Duy – Bi kịch một tài năng thời Tam Quốc | Báo Pháp ...

Khương Duy bất bình với Lưu Thiện về việc không phong hầu cho Triệu Vân.

Nói về việc phong hầu cho Triệu Vân, Vân biệt truyện chép Lưu Thiện viết chiếu khen ông rằng: “Xưa kia Vân theo Tiên đế, trải nhiều khó nhọc. Khi trẫm còn nhỏ dại, bước đường gian nan, nhờ cậy lòng trung, vượt được nỗi hiểm nguy. Ban cho thụy hiệu để tỏ rõ công trạng lớn lao, người ngoài chớ bàn bạc mà dị nghị”.

Lý giải về thụy hiệu Thuận Bình hầu, theo Vân biệt truyện, Đại tướng quân Khương Duy bàn rằng: “Triệu Vân trước theo Tiên đế (Lưu Bị), trải nhiều lao khó, sửa sang thiên hạ, tuân thủ phép tắc, công trạng đáng ghi vào sách sử. Trận chiến Đương Dương, nghĩa như vàng đá, tận trung với chúa, vua tưởng nhớ ban thưởng, lễ nghĩa đủ đầy đến kẻ bầy tôi đã quên cả thân mình. Chết vẫn biết rằng, thân danh chẳng nát; sống cảm ân đức, danh chẳng phai mờ. Kính cẩn theo khuôn phép mà xét thụy, nhu thuận hiền hậu ấy là Thuận, làm việc thuận ngôi thứ, khắc chế được tai hoạ, ấy là Bình, ứng theo phép đặt cho thuỵ là Thuận Bình hầu”.

Nhận xét về Triệu Vân nhiều người đánh giá: Trên chiến trường ông là tướng có uy dũng, đánh thắng nhiều trận, lập nhiều công lao cho nhà Thục Hán. Còn trong màn trướng, ông là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, một lòng vì nước, rất được lòng mọi người. Trong việc chính sự, Triệu Vân cũng được xem là người có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo. Triệu Vân biết dùng mưu kế ứng biến nên cầm quân hiếm khi gặp thất bại, ông kêu gọi các tướng không nên đòi ban thưởng để triều đình có nguồn lực bồi dưỡng sức dân, lại khuyên Lưu Bị không nên đánh Đông Ngô. Những điều này cho thấy ông là một vị tướng không chỉ có võ nghệ xuất chúng mà còn có mưu lược quân sự, tư duy chính trị sâu sắc.

News

Không phải người của Tào Tháo, vậy tại sao Triệu Vân lại có trong tay bảo kiếm của Tào Tháo?

Trong trận Đương Dương – Trường Bản, Triệu Vân đã đoạt Thanh Công kiếm, cứu A Đẩu giữa hàng vạn quân Tào Tháo. Trong suốt […]

Được Viên Thiệu thu nhận vì sao Lã Bố vẫn bỏ chạy 1 mạch không ngoảnh lại?

Sau khi về với Viên Thiệu một quân phiệt có thế lực nhất nhì lúc bấy giờ, tưởng chừng Lã Bố sẽ có được một […]

Dù có sở thích qu:ái đản “c:ư;ớp vợ người khác”, nhưng sau khi z:iet Lã Bố xong Tào Tháo lại không dám ch/iếm đ:oạt Điêu Thuyền, vì sao?

Nổi tiếng với sở thích quái đản là cướp vợ người khác, thế nhưng sau khi giết Lã Bố, Tào Tháo lại không dám chiếm […]

Chính xác thì Triệu Vân đã bị z:iet như thế nào? Có phải bị vợ “x:ử” bằng kim thêu?

Chính xác thì Triệu Vân đã chết như thế nào? có phải bị vợ đâm chết bằng kim thêu. Triệu Vân có thể nói là […]

Thủy Kính biết trước quân Lưu Bị sẽ d:iệt v:ong vẫn nhất quyết tiến cử Gia Cát Lượng chỉ vì 1 lý do rất đơn giản

Thủy Kính là kỳ nhân bí ẩn bậc nhất vào cuối thời Đông Hán. Dù biết trước quân của Lưu Bị sớm diệt vong nhưng […]

Trong Tam Quốc, duy chỉ có 2 người có thể đ/ánh b:ại Lữ Bố: Lý Tiến ai cũng rõ, số 2 mới là bí ẩn, chỉ 10% fan biết mà thôi

Lữ Bố được xếp đệ nhất võ tướng trong thời Tam Quốc. Vậy trong Tam Quốc, Lữ Bố có một không hai thực sự không […]

End of content

No more pages to load

Next page