Cái chết của Lưu Phong không thể trách Lưu Bị, cũng không thể đổ lỗi cho Gia Cát Lượng, mà vì chính bản thân Lưu Phong trước đó đã phạm phải những sai lầm chí mạng.
Cái chết của Lưu Phong không thể trách Lưu Bị hay Gia Cát Lượng.
Lưu Phong vốn là nghĩa tử của Lưu Bị nhưng sau này lại bị chính nghĩa phụ của mình xử tội chết. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cái chết của Quan Vũ.
Khi Quan Vũ phạt Bắc vây hãm Phàn Thành từng không ít lần yêu cầu Lưu Phong và Mạnh Đạt ở Thượng Dung xuất binh chi viện, hỗ trợ lương thảo. Tuy nhiên Lưu Phong lại làm ngơ trước những yêu cầu đó, cuối cùng để Quan Vũ bị quân Đông Ngô đánh úp, bắt sống và xử tử.
Lưu Bị hết sức thất vọng với Lưu Phong, lại thêm ý kiến của Gia Cát Lượng nên đành phải xử Lưu phong tội chết. Chính vì thế mà rất nhiều người cho rằng Gia Cát Lượng là người đã hại chết Lưu Phong.
Lưu Phong đã không phát binh ứng cứu Quan Vũ, quả thực đáng phải chịu phạt, nhưng có đến mức phải xử tội chết?
Tuy rằng năm xưa Lưu Phong từng theo Trương Phi, Triệu Vân lập được rất nhiều chiến công, nhưng bản thân nhân vật này có rất nhiều vấn đề.
Bản thân Lưu Phong tồn tại nhiều vần đế và phạm phải những sai lầm chí mạng.
Đầu tiên đó là việc cưỡng ép Mạnh Đạt. Mạnh Đạt là một tướng lĩnh có tiếng dưới chướng Lưu Bị. Sau đại chiến Hán Trung, Mạnh Đạt nhận lệnh đi công đánh quận Phòng Lăng, rất nhanh chóng đã hạ được quận ải này.
Thế nhưng ông lại giết luôn cả thái thú Khoái Kỳ là tỷ phu của Gia Cát Lượng, vì thế nên đã đắc tội với vị quân sư của Thục Hán. Lưu Bị hay tin liền vội phái Lưu Phong trên danh nghĩa hợp binh để ngăn Mạnh Đạt bớt tự ý gây chuyện.
Tuy nhiên Lưu Phong lại tước đoạt binh quyền của Mạnh Đạt, khiến Mạnh Đạt mất hết thể diện nên quay sang đầu hàng Tào Ngụy. Lưu Bị biết tin cảm thấy Lưu Phong hành động có phần quá đáng, vốn chỉ muốn trấn áp chứ không phải tước hết binh quyền, vì thế mà Lưu Phong đã để lại ấn tượng không tốt trong lòng Lưu Bị.
Tiếp đến, khi Quan Vũ phạt Bắc, dùng thủy công nhấn chìm 7 đạo quân Tào giành được thắng lợi. Trước uy phong của Quan tướng quân, đến Tào Tháo cũng phải phân vân nên hay không nên dời đô, có thể nói Quan Vũ đang nắm giữ mấu chốt quyết định cục diện Tam Quốc lúc đó.
Tiếc rằng Lưu Phong lại trơ trơ đứng nhìn không tiếp viện, Quan Vũ mất thế tiến công, bị quân Đông Ngô đánh úp mà tử trận. Đây chính là lỗi lớn thứ 2 của Lưu Phong.
Gia Cát Lượng cho rằng sự tồn tại của Lưu Phong là mối đe dọa cho Lưu Thiện.
Cuối cùng, vì sao Gia Cát Lượng phải khuyên Lưu Bị giết Lưu Phong? Đó là vì Gia Cát Lượng có một bước nhìn rất xa, ông sớm liệu đến việc sau khi Lưu Bị trăm năm, người thừa kế đại nghiệp chính là Lưu Thiện.
Tuy vậy Lưu Thiện chỉ là một đứa con ngốc nghếch, còn Lưu Phong với danh phận nghĩa tử lại giỏi giang, năng nổ. Nếu Lưu Phong khơi dậy binh biến làm loạn, chẳng phải sẽ là một mối đe dọa uy hiếp tới Lưu Thiện sao?
Thế nên cái chết của Lưu Phong không thể trách Lưu Bị, cũng không thể trách Gia Cát Lượng, mà vì bản thân tồn tại quá nhiều vấn đề và phạm phải những sai lầm chí mạng.