Trương Phi ch:e:t, Lưu Bị liền thốt lên 1 câu khiến Gia Cát Lượng lạnh ng:ười, hậu thế sau này ai nghe cũng phải thán phục

Chỉ với một câu nói vô tình, Lưu Bị đã khiến cho Gia Cát Lượng và Triệu Vân không khỏi hoài nghi về vị quân chủ mà mình đang phò tá. Vì sao lại như vậy?

Trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”, tác giả La Quán Trung đã từng sáng tạo chi tiết ba nhân vật là Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi cùng nhau kết nghĩa vườn đào, kết làm huynh đệ.

Sau đó, Trương Phi và Quan Vũ đều dốc lòng đi theo phò tá huynh trưởng, toàn tâm toàn ý giúp Lưu Bị xây dựng đế nghiệp.

Thế nhưng cũng theo nội dung của tác phẩm này, khi hay tin Quan Vũ và Trương Phi qua đời, thái độ của Lưu Bị lai có điểm đối lập.

Thậm chí ở vào thời điểm mới biết tin Trương Phi bị thuộc hạ giết, vị quân chủ này còn nói ra một câu khiến Gia Cát Lượng và Triệu Vân đều lạnh gáy.

Liệu rằng thâm ý trong câu nói đó là gì mà lại khiến Khổng Minh cùng Triệu Tử Long có thái độ như vậy?

Thái độ khác biệt của Lưu Bị trước cái chết của Quan Vũ và Trương Phi

Hay tin Trương Phi chết, Lưu Bị nói 1 câu đã lộ mặt thật khiến Khổng Minh, Triệu Vân lạnh người - Ảnh 1.

Tranh minh họa. 
Sinh thời, Quan Vũ là vị tướng uy chấn Hoa Hạ và đồng thời cũng là chủ nhân của nhiều chiến công vang danh Tam quốc.

Cũng bởi vậy cho nên khi hay tin Quan Vũ để mất Kinh Châu, thua chạy Mạch Thành, bỏ mạng trong tay Đông Ngô, Lưu Bị ngay lập tức tỏ ra vô cùng thương tâm.

Thậm chí ở vào thời điểm biết Quan Vũ lâm vào cảnh lành ít dữ nhiều, vị quân chủ ấy đã khóc và nói: “Vân Trường mà có điều gì, thì ta không sao sống được! Ngày mai ta phải đích thân cầm quân ra cứu mới xong!”.

Nào ngờ đại binh chưa kịp ứng viện, Quan Vũ đã bị hạ sát. Tới lúc này, Lưu Bị liền chỉ có thể “hét lên một tiếng, ngã lăn xuống đất, ngất đi không biết gì nữa”, tiếp sau đó là “khóc lăn xuống đất, các quan vội cứu dậy, nửa giờ mới tỉnh”.

“Tam Quốc diễn nghĩa” đối với chi tiết này còn có thêm nhiều câu miêu tả, ví dụ như: “Một ngày hôm ấy, Huyền Đức khóc ngất đi bốn năm dạo”, hay “trong ba hôm, Huyền Đức không ăn uống gì, chỉ khóc sướt mướt, vạt áo lúc nào cũng ướt đầm đìa, nước mắt đỏ như huyết”…

Từ những chi tiết này, nhiều người vẫn cho rằng tình cảm của Lưu Bị dành cho huynh đệ là vô cùng sâu sắc.

Hay tin Trương Phi chết, Lưu Bị nói 1 câu đã lộ mặt thật khiến Khổng Minh, Triệu Vân lạnh người - Ảnh 2.Ảnh minh họa: Nguồn Internet. 
Thế nhưng sự thực là thái độ của vị quân chủ ấy trước cái chết của Trương Phi lại có phần khác biệt.
Bấy giờ, Trương Phi nóng lòng muốn đánh Đông Ngô, báo thù cho Nhị ca, vì vậy nên thường xuyên uống rượu, mỗi khi say lại đánh mắng thuộc hạ. Kết quả là hai bộ tướng Phạm Cương, Trương Đạt đã nhân lúc đêm tối, lẻn vào doanh trướng chặt đầu ông đem đi hàng Đông Ngô.

Tuy nhiên, điều đáng nói lại nằm ở chỗ, ở vào thời điểm mới nghe tin Trương Phi mất, Lưu Bị không lập tức khóc lóc mà chỉ “giẫm chân xuống đất” và than một câu:

“Trời ơi! Phi đã hỏng mất rồi!”.

Sau đó, phải chờ tới khi xem đến biểu, Lưu Bị mới “khóc ầm lên, ngất lăn xuống đất, các quan cứu tỉnh dậy, khuyên giải một hồi lâu mới nguôi”.

Không khó để nhận thấy, thái độ của Lưu Huyền Đức trước cái chết của Quan Vũ và Trương Phi là có phần khác biệt. Vị quân chủ này đối với sự ra đi của Quan Vũ có vẻ đau đớn và sầu thảm hơn nhiều so với Trương Phi.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về thái độ này của Lưu Bị?

Câu nói của Lưu Bị khi hay tin Trương Phi mất khiến cả Gia Cát Lượng và Triệu Vân lạnh gáy: Vì sao?

Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim. 
Theo quan điểm của tờ báo Sohu, nếu không có Quan Vũ, Trương Phi, đế nghiệp của Lưu Bị chưa chắc đã có ngày thành.
Cũng phần nào nhờ có danh tiếng của 2 nhân vật này, Lưu Huyền Đức mới có cơ sở để chiêu mộ được nhiều trợ thủ đắc lực như Bàng Thống, Triệu Vân, Gia Cát Lượng…

Cho nên khi Quan Vũ bị giết, Lưu Bị dường như ở trong thảm cảnh ngày ngày “lấy nước mắt mà rửa mặt”, thậm chí còn liều lĩnh muốn phạt Ngô báo thù.

Thái độ trọng tình trọng nghĩa này đã khiến cho nhiều người cảm động. Và việc Lưu Bị muốn thân chinh dẫn đại quân đi đánh Ngô cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của ông dành cho người huynh đệ Quan Vũ.

Thế nhưng sau đó khi nghe tin Trương Phi bị giết, Lưu Bị lại không sầu thảm quá nhiều như trước đó.

Trang Sohu cho rằng, Lưu Bị vẫn luôn nhận được sự ủng hộ kiên định và vô điều kiện quả Quan – Trương là bởi ông biết thu phục lòng người.

Do đó đối với việc huynh đệ kết nghĩa bị giết, sự bi thương thể hiện ra mặt của ông chính là một câu trả lời rõ ràng nhất cho Trương Phi.

Bởi nếu không tỏ ra đau khổ như vậy, Trương Phi sẽ không khỏi hoài nghi về tình nghĩa huynh đệ của họ.

Tuy nhiên tới thời điểm Trương Phi qua đời, Lưu Bị cũng chỉ còn lại một mình, cho nên phải chăng ông cảm thấy không cần thiết phải “diễn” cho người khác nhìn nữa?

Hay tin Trương Phi chết, Lưu Bị nói 1 câu đã lộ mặt thật khiến Khổng Minh, Triệu Vân lạnh người - Ảnh 4.Ảnh minh họa. 
Không chỉ dừng lại ở đó, theo Qulishi, câu nói của Lưu Bị ở vào thời điểm hay tin Trương Phi qua đời lại được xem là một thứ mà “người nói vô tâm nhưng người nghe hữu ý”.
Bấy giờ, Lưu Bị chỉ than một câu:

“Trời ơi! Phi đã hỏng mất rồi!”.

Sự bình tĩnh này khiến cho hai trợ thủ đắc lực còn lại là Triệu Vân và Gia Cát Lượng không khỏi chạnh lòng và lạnh gáy.

Năm xưa, Triệu Vân liều mình phá vòng vây cứu A Đẩu, Lưu Bị từng thẳng tay ném con trước mặt ông để thể hiện mình là người coi trọng thủ hạ, coi trọng tình nghĩa.

Còn đối với Gia Cát Lượng, vị quân chủ này cũng từng hạ mình 3 lần tới lều cỏ để mời quân sư rời núi.

Tuy nhiên câu nói của Lưu Bị trước cái chết của Trương Phi lại bị cho là có phần vô tình. Điều này rất có thể đã khiến cho Triệu Vân và Gia Cát Lượng hoài nghi về bộ mặt thật của vị quân chủ ấy.

Và phải chăng ở vào thời khắc đó, họ đã đặt ra câu hỏi: Liệu rằng đấng minh quân mà mình lựa chọn có thực sự là người trọng tình trọng nghĩa như họ vẫn thường nghĩ hay không?

Hay tin Trương Phi chết, Lưu Bị nói 1 câu đã lộ mặt thật khiến Khổng Minh, Triệu Vân lạnh người - Ảnh 5.Tranh minh họa. 
Thế nhưng dù sự thực có là gì đi chăng nữa thì đây vẫn mãi mãi chỉ là một giả thiết của độc giả.
Dù vậy, vẫn có không ít người cho rằng, Lưu Bị không thực sự trọng tình trọng nghĩa như ngọn cờ nhân đức mà cả đời ông vẫn giương cao.

Do đó những người ủng hộ giả thiết này tin rằng việc Triệu Vân cả đời không được trọng dụng là do toan tính của Lưu Bị.

Còn về Gia Cát Lượng, ở vào giây phút Lưu Bị ủy thác ông tại thành Bạch Đế, vị quân chủ này dù ngoài mặt nói là trao cho Khổng Minh quyền tự lập làm vua, nhưng đây thực chất chỉ là nước cờ toan tính để buộc Khổng Minh cả đời phải phò tá Lưu Thiện.

Dựa theo tình tiết và lối xây dựng của “Tam Quốc diễn nghĩa”, việc Lưu Bị biết thu phục lòng người là điều mà ít ai có thể chối cãi. Thế nhưng liệu rằng ông có thực lòng thực dạ đối xử với huynh đệ, thuộc hạ hay không thì lại được cho là một điều khó có thể khẳng định được…