Trước khi qu:a đ:ời, Tào Tháo vẫn cố căn dặn con trai 1 điều có liên quan tới Tư Mã Ý, Tào Phi nghe xong liền hứa “khắc cốt ghi tâm”

Trước khi qua đời, Tào Tháo đã dặn dò con trai Tào Phi phải đề phòng Tư Mã Ý.

Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, kể từ khi đi chinh phạt giặc Khăn Vàng đến khi qua đời, Tào Tháo trải qua gần 40 năm tung hoành trên lưng ngựa, “gần như không có năm nào không xuất chinh”. Tiếc thay, thất bại tại Xích Bích đã ngăn cản bước tiến, khiến ông không thể hoàn thành hoài bão thống nhất thiên hạ.


TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Trước khi qua đời Tào Tháo dặn con trai điều gì?
Tào Tháo là một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là người mưu lược kiệt xuất, khuynh đảo thiên hạ, lòng ôm chí lớn, tâm kế và trí lược người bình thường khó mà bì kịp.

Ngoài ra, khả năng nhìn người và dùng người của Tào Tháo luôn đáng nể, trước khi qua đời ông có nói với Tào Phi: “Tư Mã Ý phi nhân thần dã, bất dự nhữ gia sự”, ý muốn nói Tư Mã Ý không phải kẻ chịu làm thần tử, sau này nhất định sẽ xen vào việc nhà ta, nói Tào Phi phải đề phòng Tư Mã Ý.


TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Trước khi qua đời Tào Tháo dặn con trai điều gì? (Hình 2).Tào Tháo sớm đã nhận ra dã tâm của Tư Mã Ý.

Tư Mã Ý trước khi gia nhập phe Tào Tháo đã là một thanh niên ưu tú nức tiếng Hà Đông, khi Tào Tháo muốn chiêu mộ, Tư Mã Ý thậm chí còn giả bệnh để từ chối, sau này Tào Tháo lấy tính mạng của cả nhà ra ép Tư Mã Ý phải ra làm việc cho mình, Tư Mã Ý lúc này mới ngoan ngoãn phục tùng.

Ban đầu Tào Tháo định lập Tào Thực là thái tử, nhưng Tư Mã Ý lại đứng về phái Tào Phi đồng thời giúp Tào Phi lập kế hoạch mọi chuyện, Tào Phi dưới sự phò tá của Tư Mã Ý đã có được sự ủng hộ của rất nhiều võ tướng và đại thần, có thể nói Tào Phi lên ngôi có sự giúp đỡ không nhỏ của Tư Mã Ý.

Tào Tháo nhìn rất rõ dã tâm và tài cán của Tư Mã Ý. Các con của ông, đặc biệt là Tào Phi đều thua xa trí óc của người này. Vậy nên Tào Tháo khi còn sống có thể khống chế được Tư Mã ý, nhưng sau khi ông mất rồi, sợ rằng không ai có thể áp chế được Tư Mã Ý, vì vậy mới khuyên nhủ Tào Phi như vậy.

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Trước khi qua đời Tào Tháo dặn con trai điều gì? (Hình 3).
Tư Mã Ý (179 –251) tự Trọng Đạt, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tấn (hay nhà Tây Tấn) thay thế nhà Tào Nguỵ.
Tào Phi nghe lời dặn dò của phụ vương, luôn đề phòng Tư Mã Ý, chỉ trọng dụng chứ không trao binh quyền. Tào Phi trước khi qua đời cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự cho người kế thừa Tào Duệ, vì vậy Tư Mã Ý dưới thời Tào Duệ cũng không dám lộng hành.

Tiếc rằng Tào Duệ cũng mất sớm, con trai Tào Phương kế vị khi còn quá nhỏ, quốc gia bất ổn. Sau nhiều năm nhẫn nại, Tư Mã Ý khơi dậy chính biến, giết đại tướng Tào Sảng, chiếm lấy đại quyền.

Cuối cùng, cháu nội của Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm phế truất nhà Ngụy, lập ra nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Tào Tháo (155-220) tự Mạnh Đức, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán đầu thời Tam Quốc, trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc.

Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác, đánh bại lần lượt các chư hầu như Lữ Bố, Viên Thiệu để thống nhất phương bắc nhưng lại thất bại khi tiến xuống phía nam vì gặp phải sự kháng cự của liên minh Tôn – Lưu, chấm dứt khả năng thống nhất đất nước khi ông còn sống.