Tam Quốc Diễn Nghĩa là một tiểu thuyết lịch sử được kể bằng phương pháp bảy thực ba hư. Chính vì vậy, có rất nhiều phân đoạn nổi bật đặc sắc trong tác phẩm nhưng lại không trùng khớp với đời thực.
Tam Quốc Diễn Nghĩa có rất nhiều sự kiện hấp dẫn, đặc sắc nhưng lại không trùng khớp với chính sử
1, Kết nghĩa Đào viên: Đây là một sự kiện nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của ba anh em Lưu Quan Trương, nhưng chính sử không hề viết ba người từng tại Đào viên kết nghĩa huynh đệ. Trên thực tế, xét về độ tuổi thì Quan Vũ lớn nhất rồi lần lượt mới đến Lưu bị và Trương Phi.
2, Ôn tửu trảm Hoa Hùng: Là một sự kiện bàn đạp giúp tên tuổi Quan Vũ vang danh thiên hạ. Tuy nhiên trên thực tế, Hoa Hùng mất mạng dưới đao của mãnh hổ Giang Đông Tôn Kiên.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đã đi ngược lại lịch sử, viết rằng Tôn Kiên là bại tướng của Hoa Hùng, điều này thật bất công với ông.1, Kết nghĩa Đào viên: Đây là một sự kiện nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của ba anh em Lưu Quan Trương, nhưng chính sử không hề viết ba người từng tại Đào viên kết nghĩa huynh đệ. Trên thực tế, xét về độ tuổi thì Quan Vũ lớn nhất rồi lần lượt mới đến Lưu bị và Trương Phi.
3, Tam anh chiến Lữ Bố: Một trong những trận quyết chiến kinh điển giữa ba anh em Lưu Quan Trương với hổ tướng vô địch Lữ Bố.
Chính sử ghi rằng Lữ Bố bị Tôn Kiên đánh lui. Năm đó Công Tôn Toản không tham gia liên minh các lộ trư hầu phạt Đổng Trác, nên ba anh em Lưu Quan Trương cũng không tham gia liên minh này, vì vậy không có sự kiện Ngũ Lao Quan tam hùng chiến Lữ Bố.
Tam anh chiến Lữ Bố, một trong những trận đánh kinh điển trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
Khổng Dung năm đó đang đối phó với giặc Hoàng Cân, không thể phân thân đi phạt Đổng Trác. Đào Khiêm chỉ cống hiến một chút kim tiền chứ không trực tiếp tham gia. Mã Đằng năm đó không nhận được lệnh hiệu triệu.
Công Tôn Toàn thì bận đối phó với Ô Hoàn, cho đến Trương Dương và Lưu Bị cũng vậy, chỉ là dũng nghĩa quân, theo sau chinh chiến.4, Thập bát lộ trư hầu phạt Đổng Trác: Trong lịch sử chỉ có Hậu tướng quân Viên Thuật, Ký Châu phủ Hàn Phức, Dụ Châu thích sử Khổng Bưu, Cổn Châu thích sử Lưu Đại, Hà Nội thái thú Vương Khuông, Bột Hải thái thú Viên Thiệu, Trần Lưu thái thú Trương Mạc, Đông Quận thái thú Kiều Mạo, Sơn Dương thái thú Viên Di, Tế Bắc Tương Bào Tín, Quảng Lăng thái thú Trương Siêu, Trường Sa thái thú Tôn Kiên và Tào Tháo, tổng chỉ có 13 người.
5, Quan Vũ chém Nhan Lương, Văn Xú: Quan Vũ quả thật có chém Nhan Lương, nhưng Văn Xú thì thực tế do một bộ hạ khác của Tào Tháo ra tay.
6, Tào Tháo ám sát Đổng Trác thất bại: Theo chính sử, Tào Tháo không hề ám sát Đổng Trác thất bại rồi mới bỏ trốn. Tào Tháo cho rằng Đổng Trác cuối cùng tất bại, nên phụ lại Đổng Trác, bỏ trốn về quê, nhận lời hiệu triệu của Viên Thiệu, tham gia liên minh phạt Đổng.
7, Liên hoàn kế của Vương Doãn: Vương Doãn đã lợi dụng tình cảm giữa Điêu Thuyền và Lữ Bố để tung liên hoàn kế, khiến Lữ Bố giết chết Đổng Trác. Trong lịch sử thì Điêu Thuyền là nhân vật không có thật. Hai cha con Đổng Trác và Lữ Bố chỉ cùng thích một người hầu gái và sau đó Vương Doãn mới khích Lữ Bố giết Đổng Trác.
8, Từ Thứ quy Tào: Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Từ Thứ giúp Lưu bị có được những chiến thắng đầu tiên trước quân Tào, Tào Tháo liền bày mưa giả nét chữ của mẹ Từ Thứ để khiến Từ Thứ rời bỏ Lưu Bị , tiến cử Gia Cát Lượng rồi sang với Tào Tháo giữ trọn chữ hiếu.
Tuy nhiên theo chính sử, khi Gia Cát Lượng đến phò tá Lưu Bị, Từ Thứ vẫn chưa hề dời đi. Hai người cùng nhau hiến mưu lập kế giúp Lưu Bị chống Tào. Đến khi Lưu Bị thua tại Đương Dương-Tràng Bản, mẹ của Từ Thứ mới bị bắt tại đây.
Tào Tháo sai mẹ của Từ Thứ viết thư dụ hàng con, bà cũng không cự tuyệt như trong Diễn Nghĩa miêu tả, đến lúc đó Từ Thứ mới thực sự bỏ sang Tào với mẹ.
Vượt năm ải chém sáu tướng là một sự kiện kinh điển tô điểm cho Quan Vũ9, Vượt năm ải chém sáu tướng: Điển tích này hoàn toàn không có trong lịch sử. Sự thật là Quan Vũ đã từ Hứa Xương trực tiếp về Nhữ Nam với Lưu Bị, không hề phát sinh sự việc vượt năm ải chém sáu tướng.
Sáu vị tướng bị Quan Vũ chém là Khổng Tú, Mạnh Thản, Hàn Phúc, Biện Hỷ, Vương Thực và Tần Kỳ đều không được nhìn thấy trong những ghi chép sử sách. Họ cũng chỉ là những nhân vật hư cấu để ăn một đao của Quan Vũ mà thôi.
10, Cái chết của Tôn Kiên: Sự thực Tôn Kiên chết tại Nghiên Sơn, do khinh suất chỉ dẫn theo vài tùy tùng, trúng phải mai phục của tộc Hoàng và bị trúng tên chết. Còn trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tôn Kiên trúng khổ nhục kế của Lưu Biểu, bị mai phục và chết trên đường trở về Giang Đông.
11, Gia Cát Lượng mắng chết Vương Lãng: Thời điểm Gia Cát Lượng bắt đầu Bắc phạt, Vương Lãng đã 76 tuổi. Vương Lãng nghênh chiên với Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn, Vương Lãng tự tin rằng có thể dụ hàng Gia Cát Lượng nên ra sức thuyết phục Khổng Minh bỏ Hán theo Ngụy.
Nhưng Gia Cát Lượng không những không bị khuất phục mà đã mắng chửi Vương Lãng là gian thần nhà Hán, bỏ họ Lưu theo họ Tào là nghịch tặc, khiến Vương Lãng quá uất ức ngã ngựa mà chết.
Theo sử sách, việc này diễn ra thời Văn Đế Tào Phi. Tào Phi chỉ sai Vương Lãng viết thư cho Gia Cát Lượng, khuyên ông nên hiểu rõ thời thế, vận nhà Hán đã tận, nên bỏ Hán sang Ngụy.
Gia Cát Lượng viết thư trả lời khẳng định lập trường trung thành phò tá Hán Thất, đồng thời còn tỏ ý trách móc lão thần Vương Lãng đã đi theo những người ủng hộ họ Tào. Sự việc dừng lại ở đó, Vương Lãng không hề tức chết vì lời châm biếm của Gia Cát Lượng và hai người cũng không hề có dịp gặp nhau trên chiến trường.
Trên thực tế, Gia Cát Lượng và Vương Lãng chưa hề gặp nhau trên chiến trường
Tuy nhiên trong lịch sử lúc đó, Lưu Bị đã gặp khó khăn khi công đánh Tây Xuyên nên quyết định gọi Gia Cát Lượng đến trợ giúp.
Gia Cát Lượng dẫn theo Trương Phi và Triệu Vân đến Tây Xuyên tham chiến, nửa năm sau thì Bàng Thống mới chết tại Lạc Thành(không phải gò Lạc Phượng) khi đụng độ với Trương Nhiệm.12, Bàng Thống chết ở gò Lạc Phượng để giúp Lưu Bị có cớ đánh Tây Xuyên: Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, để có thể giúp Lưu Bị có lý do hợp tình hợp lý công đánh Tây Xuyên, Bàng Thống đã tự mình dấn thân vào thế trận mai phục của Trương Nhiệm ở gò Lạc Phượng và bị trúng hơn 40 mũi tên mà chết.
Trận chiến này đúng là Lưu bị và Bàng Thống độc lập tác chiến, không có sự tham gia của Khổng Minh và các tướng khác nhưng vẫn thắng được Trương Nhiệm tại Lạc Thành. Trương Nhiệm bị Lưu Bị bắt sống, tiếc rằng Bàng Thống vì trúng tên lạc mà cũng tử trận.
Ngoài những tình tiết không trùng khớp với chính sử bên trên thì trong Tam Quốc Diễn Nghĩa còn có rất nhiều tình tiết hư cấu hoàn toàn không có thật, mục đích tăng sự hấp dẫn cho tác phẩm và tổ điểm thêm cho Hán Thất, như:”Thuyền cỏ mượn tên, trời sinh Du sao còn sinh Lượng…”