Nhìn cách ăn uống sinh hoạt của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý tại sao lại tự tin phán 1 điều không hay: Mệnh không dài, không cần đ:á:nh

Gia Cát Lượng dù nổi danh như vậy nhưng sức khỏe lại không tốt. Lối sống sinh hoạt, ăn uống của ông là một trong những nguyên nhân khiến ông chỉ sống được 54 tuổi.

Nhìn cách ăn uống sinh hoạt, đoán được mệnh dài hay ngắn

Ngày nay, đời sống vật chất đã khác xưa rất nhiều. Đa số chúng ta không còn lo bị đói mà đã có cơm ăn áo mặc thoải mái hơn trước. Nhưng, nhiều thực phẩm, thức ăn dồi dào không đồng nghĩa với việc bạn có thể ăn uống thoải mái.

Một câu hỏi luôn được chúng ta đặt ra và băn khoăn đi tìm câu trả lời: Người lớn ăn bao nhiêu cơm một ngày là tốt nhất?

Nhiều người nói rằng ít thì ¼ kg, nhiều thì ½ kg. Thực ra, không có câu trả lời cố định cho câu hỏi ăn bao nhiêu bát cơm mỗi ngày. Tùy vào thể lực của bạn, công việc, hoàn cảnh sống của bạn để quyết định sao cho phù hợp.

Một ví dụ về chuyện ăn uống có thể liên quan đến tuổi thọ của mỗi người được sử sách chép lại, chúng ta cùng tham khảo.

Vào thời cổ đại, 1 nửa cân gạo được xem là rất ít. Câu chuyện sau đây về Gia Cát Lượng sẽ giúp chúng ta hiểu được vì sao chế độ ăn uống và sinh hoạt của một người lại liên quan nhiều đến tuổi thọ của người đó.

Vào thời Tam Quốc, Tư Mã Ý nghe nói Gia Cát Lượng tiêu thụ mỗi ngày không đến 3 lít gạo (đơn vị đo lường ngày xưa – tương đương 2200 gram) , liền khẳng định tuổi thọ của ông sẽ không còn bao lâu.

Theo tài liệu lịch sử ghi chép lại, Gia Cát Lượng sinh năm 181 và mất năm 234 (chỉ hưởng thọ 54 tuổi) vốn là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Cuối cùng, ông bị bệnh và mất trong doanh trại.

Nhìn cách ăn uống sinh hoạt của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý nói: Mệnh không dài, không cần đánh - Ảnh 1.

Trước đó, Gia Cát Lượng phát động cuộc Bắc Phạt lần thứ 5. Sau khi quân Thục ra khỏi Tà Cốc đạo, đối đầu với Ngụy quân ở nam Vị Hà (tên sông bắt nguồn từ tỉnh Cam Túc, chảy qua tỉnh Thiểm Tây đổ vào sông Hoàng Hà, Trung Quốc), Gia Cát Lượng nhiều lần cử sứ sang khiêu chiến, gửi thư sang khiêu khích, sau đó còn dùng đồ của phụ nữ để khiêu khích Tư Mã Ý, nhưng Tư Mã Ý nhất quyết tránh trận.

Gia Cát Lượng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đối đầu với Tư Mã Ý ở Ngũ Trượng Nguyên và sau đó thì đã không may chết vì bệnh nặng. Điều gì ẩn chứa sau quyết định “không đánh” của Tư Mã Ý?

Nhìn cách ăn uống sinh hoạt của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý nói: Mệnh không dài, không cần đánh - Ảnh 2.

Tại sao Tư Mã Ý đã không quyết định chiến đấu?

Một câu trả lời vô cùng bất ngờ, đó là ngoài chiến lược phòng thủ, Tư Mã Ý đã biết rằng Gia Cát Lượng mệnh sẽ không dài.

Khi Gia Cát Lượng cử sứ giả đến trại quân Ngụy để hẹn đánh Tư Mã Ý, Tư Mã Ý đã hỏi sứ thần về giấc ngủ, chế độ ăn uống và khối lượng công việc của Gia Cát Lượng, những thông tin đều không liên quan đến tình hình quân sự.

Sứ giả nghĩ đơn giản rằng câu hỏi này không có gì làm lộ bị mật, không có chuyện gì phải giấu giếm nên thành thật đáp:

“Gia Cát Công dậy sớm, đi ngủ muộn. Phàm là những trường hợp có mức xử phạt từ 20 gậy trở lên thì bản thân đều tự tay kiểm duyệt và quyết định (ý nói làm nhiều việc, áp lực cao), ăn uống thì gạo chưa đến 3 lít (tức là thưng/thăng – đơn vị đong lương thực cổ xưa, bằng 1/10 của đấu = 750g). Tương đương khoảng hơn 2 kg gạo.

Nhìn cách ăn uống sinh hoạt của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý nói: Mệnh không dài, không cần đánh - Ảnh 3.

Sau khi Tư Mã Ý nghe thông tin về lối sống của Gia Cát Lượng như vậy cảm thấy mừng thầm, bèn nói với thuộc hạ rằng: Gia Cát Lượng ăn ít (so với sức ăn của người cùng thời), công việc lại phức tạp, căng thẳng, áp lực, cho nên tuổi thọ vận mệnh sẽ không dài, không sống được lâu.

Trong sách Tân Thư – Tuyên Đế Ký và Bùi Chú Tam Quốc Chí có ghi chép lại rõ nội dung câu chuyện hỏi đáp này của Tư Mã Ý.

Một lít – đơn vị đo lượng gạo vào thời Hán là khoảng 200 mililít ngày nay, và mỗi lít gạo nặng khoảng 1,7 cân (nửa kg).

So sánh ra thì Gia Cát Lượng mỗi ngày ăn có 3 lít gạo, tức là so với thời hiện đại cũng không quá ít. Nhưng so với người ngày xưa thì sao?

Vào thời nhà Hán, số lượng gạo mà mỗi người ăn hàng ngày của một người bình thường là 5 lít, tức là khoảng 1,7 cân theo đơn vị cũ, và một chiến binh khi chiến đấu cần đến 7 lít, tức là khoảng 2,4 cân một ngày theo đơn vị cũ. Tạm hiểu là 1,2kg gạo tính theo tiêu chuẩn cân đo hiện nay.

Theo cuốn sách “Tống Thư” tập 19 ghi: So với binh lính thời đó thì lượng gạo ăn trung bình là 7 lít, trong khi Gia Cát Lượng ăn không đến 3 lít, thấp bằng chưa đến một nửa của binh lính.

Ăn ít, làm việc nhiều, áp lực cao, ít ngủ là một trong những nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng đổ bệnh, qua đời sớm ở tuổi 54. Do đó, lối sống điều độ là vô cùng cần thiết, dù bạn làm công việc gì.