Cùng bị vạn quân Tào Tháo bao vây, Lã Bố rơi vào kết cục bi th:ảm còn Triệu Vân thoát được chỉ nhờ 1 câu nói

Cả Triệu Vân và Lã Bố đều là những anh hùng thuộc hàng top thời đó, cùng có sự dũng mãnh ngút trời. Luận võ nghệ, Lã Bố có thể nói là hơn một bậc, nhưng khi cả hai cùng đối mặt với trăm vạn quân Tào, vì sao Triệu Vân có thể thoát thân một cách an toàn, không hề bị thương, còn Lã Bố lại chỉ có thể giơ tay chịu trói, mặc địch sát hại?

Ở trận Trường Bản, một câu nói “Ta là Thường Sơn Triệu Tử Long”, đã đẩy lui trăm vạn quân sĩ của Tào Tháo, “thất tiến thất xuất”, đánh bại hàng loạt tướng Tào, đột phá trận “Bát môn kim tỏa” của quân Tào, người này chính là Triệu Vân. Ở trận Hổ Lao quan, đối mặt với đòn giáp công tới từ cả hai phía của ba anh em Lưu Quan Trương, nhưng không hề có chút sợ hãi hay rụt rè nào, còn lớn tiếng hô “Cùng vào đi, Phụng Tiên ta không sợ các ngươi đâu”, đánh nhau kịch liệt 30 hồi, nhưng không bị đánh gục, người này chính là Lã Bố.

Cả Triệu Vân và Lã Bố đều là những anh hùng thuộc hàng top thời đó, cùng có sự dũng mãnh ngút trời. Luận võ nghệ, Lã Bố có thể nói là hơn một bậc, nhưng khi cả hai cùng đối mặt với trăm vạn quân Tào, vì sao Triệu Vân có thể thoát thân một cách an toàn, không hề bị thương, còn Lã Bố lại chỉ có thể giơ tay chịu trói, mặc địch sát hại?

Tào Tháo chết vì bệnh gì? Có liên quan gì đến Quan Vũ? | VnReview - Cộng đồng đánh giá, tư vấn sản phẩm và thông tin khoa học đời sống

Nhân vật Tào Tháo trên màn ảnh nhỏ

Kiến An năm thứ 13, Tào Tháo dẫn binh công đánh Kinh Châu, Lưu Biểu bệnh mất, thứ tử Lưu Tông sau khi tại vị đã lựa chọn đầu hàng, khi đó, Gia Cát Lượng và những người khác kiến nghị Lưu Bị chiếm lĩnh Kinh Châu kháng Tào, Lưu Bị nghĩ tới tình nghĩa với Lưu Biểu, niệm tình Lưu Biểu đối đãi với mình không bạc, nên đã từ chối kiến nghị của Gia Cát Lượng, đem theo mười vạn bách tính cùng trốn chạy, nhưng vì có cả người già và trẻ nhỏ, nên hành quân vô cùng chậm chạp. Bộ hạ khuyên Lưu Bị lên ngựa đi trước, nhưng Lưu Bị vì muốn lung lạc lòng dân nên lựa chọn cùng bách tính đồng hành, Tào Tháo biết tin, gia lệnh cho tướng Tào Thuần truy đuổi.

Quân Tào rất nhanh sau đó đã bắt kịp Lưu Bị, vô số binh tướng bên cạnh cũng bị đánh tới thất linh bát lạc, Lưu Bị lúc này không lo được cho bách tính nữa, tới cả vợ và con cũng bị thất lạc, chỉ có thể đem theo Triệu Vân, Trương Phi, Gia Cát Lượng và một vài người khác chạy trốn.

Trong lúc nước sôi lửa bỏng, quay đầu lại đã không thấy Triệu Vân đâu, bởi trước đó Triệu Vân từng để lại hình tượng không tốt vì đã bỏ Viên Thiệu theo đầu quân cho Công Tôn Toản, nên nhiều người đổ oan, nói Triệu Vân phản bội, chỉ có Lưu Bị luôn tin tưởng Triệu Vân sẽ không phản bội mình. Quả đúng như vậy, thì ra Triệu Vân quay lại để cứu vợ con Lưu Bị.

Giữa binh đao hỗn loạn, Triệu Vân tìm thấy Cam phu nhân và Lưu Thiện, một mình giữa hàng vạn binh Tào giết chết không biết bao nhiêu binh tướng địch, “thất tiến thất xuất”, còn đoạt được cả Thanh Hồng kiếm, bảo kiếm của Tào Tháo, xông vào và thoát ra một cách vô cùng hùng dũng, tráng lệ, cuối cùng cứu được A Đẩu, hội ngộ với những người khác, hành động anh dũng này khiến Lưu Bị cảm động vô cùng.

“Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố”, Lã Bố từng nhậm chức Đô kì úy dưới trướng của thứ sử Tinh Châu, Đinh Nguyên, sau này, Đổng Trác vào kinh giết chết Đinh Nguyên đồng thời thu nhận Lã Bố làm nghĩa tử, nhậm chức Trung lang tướng, Phong đô đình hầu. Đổng Trác tính cách nóng nảy, bạo ngược, “tình nghĩa phụ tử” của Lã Bố với Đổng Trác sớm đã chỉ có danh mà không có thực.

Dưới sự xúi giục của Vương Doãn, Lã Bố giết Đổng Trác rồi lấy con gái nuôi của Vương Doãn là Điêu Thuyền. Sau khi Đổng Trác chết, bộ hạ của của ông công đánh kinh thành, Lã Bố thất bại thảm hại phải bỏ đi chạy trốn, trước sau đầu quân cho Viên Thuật, Viên Thiệu, Trương Dương, Trương Mạc, Lưu Bị… cậy mình võ công cao cường, tính khí kiêu ngạo, gây thù chuốc oán với nhiều thế lực quân phiệt.

Chính vì vậy mà sau đó tự mình tách ra xây dựng thế lực riêng. Kiến An năm thứ ba, Tào Tháo đem quân công đánh Lã Bố ở Từ Châu, Lã Bố khủng hoảng, dù tích cực cầu cứu bốn phương nhưng gần như không nhận được bất cứ sự trở giúp “có tâm” nào, cuối cùng bị quân Tào bắt sống rồi bị treo cổ mà chết.

Lã Bố bị Tào Tháo bắt sống, Lưu Bị chỉ nói bâng quơ 1 câu, Lã Bố liền mất mạng

Lã Bố bị Tào Tháo bắt

Vì sao cùng đối mặt với quân Tào nhưng một người lành lặn không sao? Một người thì chết một cách tức tưởi?

Đó là bởi Tào Tháo trông thấy sự dũng mãnh vô song của Triệu Vân, một mình một ngựa xông vào giữa hàng vạn quân địch, càng đáng lại càng dũng, giết chết không biết bao nhiêu binh tướng của mình. Bản thân Tào Tháo lại là người yêu mến nhân tài, mệnh lệnh cho lính dưới trướng không được bắn tên, cũng chính nhờ điều này mà Triệu Vân có thể thoát thân an toàn. Sự dũng mãnh và hết mình vì chủ tử của Triệu Vân chính là nhân tố quan trọng giúp Triệu Tử Long có thể sống sót qua ải này.

Ngược lại Lã Bố thì sao? Nếu luận về võ nghệ, trong các tướng Tam Quốc, không ai có thể so sánh với Lã Bố, theo lý mà nói, không có lý gì không thoát ra khỏi được vòng vây của địch! Mặc dù Lã Bố dũng mãnh thiện chiến nhưng cũng lại là một kẻ bợ đỡ đa biến, ngoài võ nghệ cao cường ra, tính cách của Lã Bố không được mấy người yêu thích. Ở Lã Bố, cho thấy sự ấu trĩ của mình trong phương diện làm người, đối nhân xử thế, chỉ có võ công cái thế, không tín nghĩa, cả đời lật lọng. Cuối cùng mới rơi vào kết cục bị cô lập hoàn toàn. Tào Tháo tuy yêu tài, mến anh hùng, nhưng đa nghi cũng là bản tính của Tào Tháo, vậy thì đối với một kẻ luôn lật lọng, nay chủ này mai chủ kia như Lã Bố, Tào Tháo sao có thể niệm tình mà nương tay? Không diệt trừ mới là lạ!