Trong các loại vũ khí thường thấy của “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, vũ khí nào được coi là nặng nhất và có sức sát thương cao nhất.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, không thiếu các dũng tướng sức địch muôn người, trăm trận trăm thắng. Đi cùng với họ là những vũ khí quen thuộc mà dường như chỉ có họ mới có thể sử dụng. Vậy các loại vũ khí thường thấy trong Tam Quốc, vũ khí nào được coi là nặng nhất và có sức sát thương cao nhất.
Minh họa “Tam anh chiến Lữ Bố”
Thứ 6, Lương Ngân Long Đảm Thương (còn gọi là Tam Tiêm Thương) của Triệu Tử Long
Vũ khí của Triệu Tử Long là một cây thương (giáo) dài và có màu bạc. Thanh giáo này dài khoảng 9 thước (tương đương 2,97 mét) và nặng 45 pounds (gần 20kg). Nó khá dài và nặng nhưng lại uyển chuyển khi nằm trong tay Triệu Tử Long rất hữu dụng.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Triệu Tử Long dùng cây thương này tham gia đánh trận Trường Bản với quân Tào, một mình cứu hai phu nhân của Lưu Bị và bế con trai Lưu Bị thoát vòng vây. Đây được xem là chi tiết tô điểm đậm nét nhất cho sự trung nghĩa của Triệu Tử Long trong Tam Quốc.
Không chỉ ngựa bạch mã, cây Lương Ngân Long Đàm Thương cũng là thứ không thể rời Triệu Tử Long trong các trận đánh
Thứ 5, Trượng Bát Cương Xà Mâu của Trương Phi
Vũ khí của Trương Phi là một cây xà mâu được gọi là Trượng Bát. Vũ khí này dài 8 thước (khoảng 2,97 mét) và nặng 50 pound (khoảng 22kg). Cây thương có lưỡi thương uốn cong như hình con rắn. Sách “Thích Danh” của tác giả Lưu Hạ Sở Thước cũng miêu tả cây mâu của Trương Phi là “ tay cầm cây mâu dài 8 thước, dọa sẽ giết kẻ địch tức khắc”.
Võ thuật dựa chủ yếu vào sức mạnh cơ bắp và nền tảng thể chất, Trương Phi với cây xà mâu đặc trưng đã trở thành một trong “ngũ hổ tướng” của Lưu Bị và là người em kết nghĩa của ông trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Tạo hình Trương Phi trong phim truyền hình Tam Quốc diễn nghĩa 2010 với vũ khí là cây xà mâu (Ảnh: itouchtv.cn)
Thứ tư, Điện Lam Câu Liêm Thương của Mã Siêu
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa tại trận chiến ải Đồng Quan, Mã Siêu cùng Hàn Toại đã chống lại sự xâm lăng của Tào Tháo. Mã Siêu được miêu tả là dũng tướng sức địch muôn người. Với câu hương dài 11 thước (tương đương 3,63 mét) và nặng 63 pound (28 kg) đã tả xung hữu đột khiến Tào Tháo phải vứt áo choàng, cắt râu để ngụy trang bỏ chạy.
Cũng trong trận này, dũng tướng số một của Tào Tháo là Hứa Chử đã nhận lời thách đấu của Mã Siêu, nhưng giao đấu chưa xong thì Tào Tháo sai các tướng khác ra đánh giúp, hai bên rút lui. Sau này, trước khi về với Lưu Bị, Mã Siêu cũng đã giao đấu với Trương Phi mà bất phân thắng bại.
Mã Siêu được mệnh danh là dũng tướng Tây Lương (Ảnh: news.ifeng.com)
Thứ ba, Thanh Long Song Kích của Điển Vi
Sức vóc dũng tướng Điển Vi của Tào Tháo rất đáng nể. Tam Quốc Diễn Nghĩa miêu tả ông là một trong những tướng đi cùng Tào Tháo từ khá sớm, từng một tay giữ lá đại kỳ của quân Tào trong một trận gió lớn.
Vũ khí thường đi cùng Điển Vi là song kích Thang Long, sử dụng mỗi tay một kích, tổng cộng nặng 80 pound ( 36kg). Vũ khí hạng này tuy không có độ dài nổi trội nhưng vẫn được coi là vũ khí hạng nặng. Điển Vi là danh tướng Tào Tháo vô cùng yêu mến. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Điển Vi khi cùng Tào Tháo đánh Trương Tú đã bị mắc mưu và bị giết.
Trước khi chết vẫn cố gắng giữ cửa trại, quân địch khiếp sợ nhìn thấy ông dù chết trước cửa nhưng không ai dám xông qua. Tào Ngang là con trai trưởng Tào Tháo và người cháu là Tào Dân cũng bị giết. Nhưng Tào Tháo sai lập đền thờ Điển Vi và nói rằng “mất một con trai, một cháu yêu mà không tiếc nuối bằng việc mất Điển Vi”.
Tranh minh họa dũng tướng Điển Vi của Tào Tháo (Ảnh: baike.baidu.com)
Thứ hai, Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan Vũ
Hình tượng Quan Vũ với cây đao Thanh Long đã rất nổi tiếng. Đao của Quan Vũ dài lên đến 8 thước (2,4 mét), nặng 82 pound (hơn 37kg). Với cây đao không phải ai cũng có thể nhấc lên, vậy mà Quan Vũ luôn mang bên mình và đã trải qua hàng trăm trận chiến. Tam Quốc Diễn Nghĩa miêu tả Quan Vũ là dũng tướng số một trong “ngũ hổ tướng” của Lưu Bị.
Ông được miêu tả là người trung nghĩa tuyệt đối. Được nhân dân thờ phụng, phong thánh và hình ảnh của ông xuất hiện ở nhiều nơi như một sự tín nhiệm cho lòng trung thành và sự dũng mãnh.
Hình tượng Quan Vũ với Thanh Long Yển Nguyệt Đao đã trở nên quá nổi tiếng, nhất là với những ai biết về Tam Quốc Diễn Nghĩa (Ảnh: sohu.com)
Thứ nhất, Phương Thiên Họa Kích của Lữ Bố
Lữ Bố được coi là một anh hùng của thời Tam Quốc. Ông được mô tả trong câu “Nhân trung Lữ Bố, Mã trung Xích Thố”. Ý nói tướng thì phải dũng mãnh như Lữ Bố, chiến mã phải tốt như ngựa Xích Thố.
Trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ thì Lữ Lương và trong Ngụy Thư (sách ghi lại sự thành lập của nhà Tào Ngụy) thì Lữ Lương (cha Lữ Bố) đã theo nghiệp tổ phụ, trấn thủ vùng biên giới.
Từ nhỏ, Lã Bố đã thể hiện là một đứa trẻ có sức mạnh phi thường, tinh thông võ nghệ, rất hiếu thắng, luôn đánh thắng bạn bè đồng lứa trong các cuộc đánh nhau tay đôi. Lớn lên thì được luyện võ.
Trong đó thích nhất vẫn là côn quyền, cung tên, đao kiếm. Cũng theo Tam Quốc chí phần Lã Bố Truyện ghi lại rằng năm 11 tuổi Lã Bố đã đánh bại đại lực sĩ nổi tiếng trong dòng tộc. Sau sự kiện đó, cả quận Ngũ Nguyên đều biết đến cái tên thiếu niên anh hùng Lã Bố.
Vị tướng này có vũ khí bất ly thân là cây Phương Thiên Họa Kích. Nặng tới 100 poud (45kg) và dài khoảng một trượng (tương đương 10 thước cổ và 3,3m hiện tại). Vào thời điểm đó, vũ khí dạng “kích giáo” thường được sử dụng cho các nghi lễ, hiếm khi được sử dụng trong chiến đấu thực tế vì nó khá nặng và rất dài, để dùng chiến đấu thì phải có sức khỏe rất tốt.
Chỉ có duy nhất Lữ Bố dùng nó trong số tất cả các tướng thời Tam Quốc. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lữ Bố đã dùng Họa Kích đâm chết Đổng Trác và tham gia nhiều trận đánh nhưng cuối cùng bị xử tử bởi Tào Tháo.
Tạo hình Lữ Bố oai phong khi cưỡi Xích Thố và tay cầm Họa Kích
Trong nhiều sử liệu chính thống lẫn tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa đều mô tả Lã Bố là nhân vật dũng mãnh không chỉ bởi khí chất, thể chất, võ công mà còn bởi có sự trợ giúp đắc lực của “đệ nhất chiến mã” Xích Thố và Phương Thiên Họa Kích. Đáng tiếc, dũng tướng này lại phải chịu chết do sự nóng nảy và cách làm việc thiếu mưu lược của mình.