Vượt 300km lên thăm con gái vừa si-nh, con rể vừa thấy túi thịt gà ông bà mang lên liền vứt vào thùng rác và sự thật đa-u đ-ớn đằng sau

Tưởng chồng tôi sẽ hiểu và xin lỗi bố mẹ vợ, nhưng không ngờ anh lại sẵn giọng như muốn đuổi ông bà ra khỏi nhà.

Có lẽ ai lấy chồng xa cũng giống tôi, suốt ngày chỉ mong được về thăm bố mẹ hoặc chờ bố mẹ lên thành phố chơi. Dù chỉ vài hôm thôi nhưng ông bà được gặp cháu, con gái được ăn cùng bố mẹ một bữa cơm, cảm giác trái tim cũng nhẹ nhõm đi nhiều phần.

Lấy chồng xa còn có cớ để “xin xỏ” bố mẹ quà quê, tháng nào tôi cũng gọi điện về xin nải chuối, túi khoai, mấy mớ rau, giỏ trứng gà, vài cân thịt lợn thịt bò và trái cây theo mùa. Chồng tôi suốt ngày bảo lấy chồng đẻ con rồi đừng có mè nheo bố mẹ, để ông bà nghỉ ngơi chứ đừng bắt ông trèo cây hái mít, cả mẹ phải ra đồng bẻ ngô nhổ sắn cho nữa. Nghe chuyện xong lúc nào bố mẹ tôi cũng khen con rể có tâm, mừng vì con gái mình đã gặp được chồng tốt.

Mẹ gửi thùng xốp cho con gái từ quê lên thành phố, đồ bên trong khiến ai cũng cay mắt

Cưới được 1 năm rưỡi thì tôi mang thai con gái đầu lòng. Vợ chồng tôi ở riêng nên mẹ chồng cứ sang nấu cơm cữ xong tối bà lại về. Qua 1 tháng thì bố mẹ tôi ở quê lên thăm, chồng tôi xin nghỉ phép mấy hôm để ở nhà đón ông bà. Chồng tôi không phải người quá xởi lởi, ít nói nhưng cũng biết điều.

Thế nhưng, đúng ngày bố mẹ từ quê lên thăm thì xảy ra chuyện bất ngờ khiến gia đình tôi lục đục. Hình tượng con rể mẫu mực trong phút chốc sụp đổ tan tành, còn tôi đến giờ phút này vẫn chưa hiểu tại sao chồng mình lại làm như vậy.

Vượt 300km lên thăm con gái vừa sinh, chồng vừa thấy túi thịt gà ông bà mang lên liền vứt vào thùng rác và sự thật đằng sau - Ảnh 1Ảnh minh họa: Internet


Khi bố mẹ tôi vừa vào đến nhà, chẳng kịp nghỉ ngơi ông bà đã vội mở thùng đồ ra khoe từng món mang lên cho con cháu. Mấy loại bột đỗ, gạo mẹ xay sẵn cho tôi uống để có nhiều sữa, chân giò, đu đủ, các loại rau vườn, bí ngô, rồi cả chiếc hoa chuối rõ to vì ông bà biết con rể thích ăn món nộm. Mẹ tôi còn đan cả một chiếc giỏ mây để đựng đồ, bố tôi thì làm chiếc vòng bạc sửa lại từ đồ trang sức cũ của mẹ cho con gái tôi đeo.

Nhìn ông bà háo hức cười vui với những món quà quê, vượt 300km để mang lên tận nhà con gái, tôi xúc động rơi nước mắt. Chồng tôi không nói gì, chỉ trầm ngâm ra ngoài ban công hút thuốc. Một lát sau anh quay vào thì mẹ tôi kéo tay anh nhiệt tình đưa cho cái túi, trong đó là con gà mái tơ bà đã vặt lông sạch sẽ để hầm cháo cho tôi ăn.

Bình thường mẹ chồng qua nấu cơm ngày 2 bữa cho vợ chồng tôi, nhưng hôm nay biết nhà thông gia ở quê tới thăm nên bà để chồng tôi tự nấu. Anh miễn cưỡng cầm túi thịt gà xách vào bếp, vừa mở ra xem thì bỗng dưng anh vứt toẹt một phát vào thùng rác khiến cả nhà ngỡ ngàng! Tôi đang bế con liền hốt hoảng đứng dậy chạy vào hỏi chồng tại sao lại ném thịt đi, bố mẹ tôi thì ngồi bệt dưới sàn im lặng không nói gì.

Chồng tôi cau có kêu lên: “Thịt gà thiu rồi, ăn vào để chết à”.

Tôi vén túi thịt ra xem, đúng là có mùi thật. Nhưng đó là công sức, tấm lòng của bố mẹ tôi, lẽ ra anh nên nói khéo với ông bà trước một câu rồi hãy vứt. Mẹ tôi run giọng giải thích: “Chắc là tại bố mẹ đóng thùng kín quá, không bỏ đá vào, đi xe khách trời nóng quá nên mới bị thiu. Thôi để mẹ mang về cho lợn ăn cũng được, bỏ đi phí con ơi”.

Tưởng chồng tôi sẽ hiểu và xin lỗi bố mẹ vợ, nhưng không ngờ anh lại sẵng giọng như muốn đuổi ông bà ra khỏi nhà: “Biết thế thì phải chuẩn bị kỹ chứ, mang cả đống đồ lên giờ còn cái gì ăn được nữa!”.

Tôi không ngờ anh dám nói trống không với bố mẹ vợ, lại còn trách ông bà vì chuyện ngoài ý muốn. Nhìn bố mẹ buồn tủi nép vào nhau, tôi vội lên tiếng cho không khí bớt căng thẳng: “Thịt gà không ăn thì còn có rau có cá, sao anh phải quát tháo to tiếng với bố mẹ? Lại còn ném thức ăn đi, thế là không tôn trọng ai cả. Anh xin lỗi bố mẹ đi!”.

Chồng tôi im lặng không nói gì, bố mẹ tôi ngồi thẫn thờ một lúc rồi đứng dậy mở cửa ra về. Tôi hốt hoảng đặt con vào nôi rồi đuổi theo, mẹ dúi vào tay tôi tờ giấy nhàu nát được cuộn làm nhiều nếp, buộc cả dây chun rồi gạt nước mắt bảo rằng sẽ bắt xe về lại quê luôn. Bố dặn tôi giữ gìn sức khỏe, rồi ông bà lặng lẽ đi ra cầu thang.

Tôi thương bố mẹ đến trào nước mắt, mở tờ giấy ra thì bên trong là một xấp tiền mỏng, chắc bố mẹ mới bán đàn lợn đi để có tiền lên thăm con gái…