Pháp luật quy định có 3 trường hợp cụ thể sau đây sẽ không được cấp Giấy phép lái xe, dù gửi hồ sơ đi cũng bị trả về.
3 trường hợp không được cấp giấy phép lái xe
Theo quy định những trường hợp dưới đây không được cấp Giấy phép lái xe, người dân nên biết kẻo thiệt thòi.
Theo khoản 6 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) quy định không đổi giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau:– Người chưa đủ độ tuổi được lái xe máy hoặc ô tô (dưới 18 tuổi)
– Người không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
– Người bị mắc các bệnh về rối loạn tâm thần.
Những ai không được đổi bằng lái xe?
Điều 37 văn bản hợp nhất số 19/VBHN (hợp nhất Thông tư (TT) 12/217, TT 39/2019, TT 01/2021 và TT 04/2022 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX)), không đổi GPLX đối với các trường hợp sau (khoản 6):
GPLX tạm thời của nước ngoài; GPLX quốc tế; GPLX của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi GPLX hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; GPLX nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
GPLX của ngành Giao thông vận tải nhưng không có trong hệ thống thông tin GPLX, bảng kê danh sách GPLX (sổ quản lý).
Người không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
Người Việt Nam có GPLX nước ngoài có thời gian lưu trú tại nước ngoài dưới 3 tháng và thời hạn lưu trú không phù hợp với thời gian đào tạo lái xe của nước cấp GPLX.
Đối tượng được đổi giấy phép lái xe
Căn cứ theo khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) quy định đối tượng được đổi giấy phép lái xe gồm:
– Tất cả những người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;
– Tất cả những người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;
– Những trường hợp là người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
Đối tượng được đổi giấy phép lái xe
– Những trường hợp là người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi thôi phục vụ trong quân đội (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp quốc phòng…), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
– Những người có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995, còn thời hạn sử dụng, khi thôi không tiếp tục phục vụ trong ngành Công an (xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong Công an nhân dân), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
– Tất cả những người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;
– Những người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
– Những trường hợp là khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
– Những trường hợp người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.