Từ 1/5/2024: Người đi xe không chính chủ bị xử phạt 4- 8 triệu đồng? Người dân cần nắm rõ để không mất tiền

Từ nay đi xe không chính chủ bị xử phạt bao nhiêu tiền đó chính là thắc mắc của nhiều bạn đọc, để biết chi tiết mời tham khảo bài viết dưới đây:

Xe không chính chủ là gì?

Xe không chính chủ là khi người điều khiển xe máy hoặc ô tô nhưng giấy đăng ký xe không mang tên của mình thì gọi là đi xe không chính chủ. Tuy nhiên, người dân cần phải hiểu rõ rằng không phải trường hợp đi xe không chính chủ cũng bị xử phạt. Chỉ trong một số tình huống đặc biệt người đi xe không chính chủ mới bị xử phạt đó là trường hợp nào hãy cùng tìm hiểu.

Đi xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền

Đi xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền

Mức phạt lỗi xe không chính chủ năm 2024

* Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:

– Xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.

– Xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 nếu chủ xe là tổ chức.

* Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

–  Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chủ xe là tổ chức.

(Điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Đi xe không chính chủ bị phạt từ 4-8 triệu đúng không

Đi xe không chính chủ bị phạt từ 4-8 triệu đúng không

Trường hợp nào đi xe không chính chủ sẽ bị xử phạt?

Thực tế, việc không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển hoặc được thừa kế xe được xem là vi phạm pháp luật, gọi là “xe không chính chủ”.

Vì vậy, việc thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến việc mua, cho, tặng, phân bổ, điều chuyển hoặc thừa kế xe là cần thiết, không chỉ để đảm bảo tính pháp lý mà còn để đảm bảo an toàn và trật tự giao thông. Nếu vi phạm, mọi người cần chấp hành quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.