Có sử sách ghi chép, Lưu Thiện từng bị bắt cóc rồi được Tào Tháo nuôi dưỡng, nhưng lịch sử Thục Hán lại không có sự kiện này. Tại sao lại như vậy?
Lưu Thiện ở thời Tam quốc là con trai của Lưu Bị, đương nhiên tận hưởng vinh hoa phú quý, nhưng tuổi thơ lại rất gập ghềnh, bởi ông là một đứa trẻ từng bị bắt cóc rồi lừa bán qua tay người.
Nói có sách, mách có chứng. Trong “Ngụy Lược” ghi chép, năm đó khi Lưu Bị đóng quân ở huyện Bái (Từ Châu), Tào Tháo dẫn theo quân đoàn binh mã rầm rộ đến tấn công, quân Thục không chịu nổi đợt công kích mạnh mẽ nên đại bại. Lưu Thiện khi đó mới 10 tuổi cũng bị lạc trong quân binh tán loạn, kết quả bị bọn buôn người “đục nước thả câu” bán cho nước Ngụy.
Khi đó là năm Kiến An thứ mười sáu, Lưu Thiện bị bán cho một gia đình tên là Lưu Hoạt (có thông tin là Lưu Quát). Lưu Hoạt là một người biết bói toán tính quẻ, nhìn Lưu Thiện không phải tướng mạo của người bình thường, nên đã nuôi dưỡng tận tình như thành viên trong gia đình. Một thời gian sau, Lưu Thiện bị một người thuộc quân Ngụy nhận ra, thế là vừa kinh hãi vừa tức tốc thông báo cho Tào Tháo.
Tào Tháo triệu Lưu Thiện vào cung, cũng không dám xác nhận ngay, chỉ đành lấy tình huống chiến trận năm đó ra đối chiếu. Lưu Thiện đương nhiên trả lời không sai một chữ, vì thế Tào Tháo tin chắc đứa nhỏ này chính là con trai của Lưu Bị.
Tào Tháo bị người đời gắn với cái danh tàn ác, giết người không gớm tay, nhưng với một đứa trẻ, ông cũng không thể dùng thủ đoạn xấu xa. Ông đối xử vô cùng chu đáo với Lưu Thiện.
Phải nói rằng, Lưu Thiện sống trong Ngụy quốc 7 năm rất thoải mái và sung túc, đến mức ông quên luôn mình xuất thân từ Thục quốc đối địch với Ngụy. 7 năm sau, Lưu Thiện 17 tuổi, là một thanh niên trưởng thành. Tào Tháo cho rằng thời cơ đã đến, quyết định đưa ông về Tây Xuyên.
Trước khi đi, Tào Tháo nói với Lưu Thiện: “Bảy năm không dài cũng không ngắn, ngươi cũng đã hiểu chuyện. Bây giờ ta đưa ngươi về chỗ Lưu Bị, nhưng ngươi tuyệt đối không thể nói là sống ở chỗ ta, ngươi chỉ cần tỏ ra không quen biết ta. Về phần ứng đối như thế nào, ta sẽ phái người dạy ngươi”. Đây chính là lời cảnh báo cuối cùng của Tào Tháo dành cho Lưu Thiện. Ngay sau đó, Lưu Thiện trở về bên cạnh cha mình là Lưu Bị.
Một số người có thể thắc mắc tại sao không có chi tiết này trong lịch sử nước Thục, nhưng lại có ở “Ngụy lược”?
Bây giờ chúng ta hãy phân tích lý do tại sao nhà Thục cố tình che giấu thực tế này.
Cho nên Lưu Bị chỉ có thể giấu giếm chân tướng để tạo ra hình ảnh Lưu Thiện ở bên cạnh mình từ nhỏ. Đồng thời, Lưu Bị còn bịa ra hai câu chuyện anh hùng để che giấu, chính là Triệu Vân xả thân cứu A Đẩu (tên gọi khác của Lưu Thiện) trong trận Trường Bản và sự kiện Triệu Vân qua sông đoạt A Đẩu từ tay Trương Phi.
Tại sao có giả thiết nói rằng hai sự kiện này là giả mạo?
Thử nghĩ Triệu Vân nếu là người hai lần liều mạng cứu A Đấu, vậy công lao của ông vô cùng to lớn. Lưu Bị hẳn là vô cùng cảm kích mới đúng, ngay cả Gia Cát Lượng cũng kiêng nể vài phần. Nhưng kết quả thì sao, cha con Lưu thị đối xử với Triệu Vân đều không xứng đáng.
Triệu Vân là lão tướng đi theo Lưu Bị chinh chiến nhiều năm. Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu thậm chí Hoàng Trung đều được phong hầu tiến tước, còn Triệu Vân mặc dù công lao rất lớn nhưng lại không hề được xướng tên hãnh diện.
Ở thời Lưu Thiện, ông phong cho ân nhân Triệu Vân một chức đình hầu cấp thấp nhất, nhưng không quá vài năm sau, Gia Cát Lượng đã bãi bỏ.
Đủ loại dấu hiệu cho thấy Triệu Vân căn bản chưa từng làm chuyện xả thân với Lưu Thiện, nếu không Gia Cát Lượng cũng không vô lễ với đại công thần nước Thục như vậy.
Sau khi lên nắm quyền, Lưu Thiện không có lấy một chút năng lực trị quốc của Lưu Bị, thế cục Thục Hán xuống dốc không phanh. Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, không ai kiểm soát được Lưu Thiện, ông càng cố tình tự phong, kế hoạch Bắc phạt chấm dứt, chỉ muốn an phận thủ thường. Rất nhanh sau đó, Đặng Ngải Kỳ tập kích Tây Xuyên, vó ngựa còn chưa tới, Lưu Thiện đã phối hợp đầu hàng.
Có lẽ đó chính xác là những gì Tào Tháo đã thấy trước. Bảy năm, cũng đủ để thấy rõ một người, Tào Tháo nhìn thấu bản chất bạc nhược yếu đuối của Lưu Thiện, biết không có uy hiếp với mình, nên cố ý thả trở về, để ông đi gây họa cho Thục quốc, còn mình thì “ngư ông đắc lợi”.