Trong đội ngũ tướng lĩnh của tập đoàn Thục Hán, có không ít tướng lĩnh dũng mãnh phi thường, họ được gọi là Ngũ hổ tướng. Năm vị tướng quân này, vị nào cũng có bản lĩnh cao cường, có thể nói đều là những trợ thủ đắc lực trên chiến trường.
Cũng chính nhờ tập trung được nhiều người tài nên Lưu Bị mới có thể xây dựng lên được đế chế Thục Hán.
Thế nhưng con người khó thoát khỏi cửa tử, năm vị ngũ hổ tướng này đều dần dần già đi, Thục Hán chẳng còn mấy tướng lĩnh trụ cột, thậm chí sau này chỉ còn mỗi Triệu Vân và Ngụy Diên.
Độc giả ắt hẳn đã quen thuộc với cái tên Triệu Vân, tả xung hữu đột anh dũng cứu ấu chúa Lưu Thiện. Nhưng nhân vật được nói đến trong đề tài ngày hôm nay không phải là Triệu Vân mà chính là Ngụy Diên.
Ngụy Diên (177-234), tên tự là Văn Trường, là đại tướng nhà Thục Hán. Trong chiến dịch Bắc Phạt của Gia Cát Lượng (228-234), ông từng làm đến chức Tiền quân sư, Chinh Tây đại tướng quân, Giả tiết, lĩnh chức Hán Trung thái thú, Nam Trịnh hầu (chỉ đứng sau Thừa tướng Gia Cát Lượng).
Khi Ngụy Diên đầu hàng, gặp Lưu Bị, Gia Cát Lượng muốn mượn cớ trừ khử họ Ngụy, nhưng tiếc rằng chúa công không đồng ý, nhờ đó Ngụy Diên mới có thể trở thành Nha môn tướng quân.
Sau này Gia Cát Lượng luôn đề cao phòng bị với Ngụy Diên, mọi vấn đề chính sự quan trọng đều không giao cho ông, thậm chí không cho ông nhúng tay vào. Vậy nên cho dù Ngụy Diên ở Thục Hán nhưng tài năng của ông dường như chẳng có cơ hội được phát huy, chỉ quanh quẩn làm những việc vặt vãnh, không ảnh hưởng tới đại cục.
Thậm chí Ngụy Diên cũng chưa từng một lần tham gia các chiến dịch quan trọng, mỗi lần lên kế hoạch tác chiến, cho dù có hiến kế nhưng cũng chưa từng được sử dụng.
Cứ như vậy, một người văn võ song toàn như Ngụy Diên dần bị vùi dập. Trong quá trình Bắc phạt, ông đã từng đề xuất tự mình dẫn đầu một đội quân nhỏ, vượt Tý Ngọ cốc đánh úp Trường An.
Cách này thoạt tiên thấy có phần lệch lạc, nhưng cũng là một kế hay, tuy nhiên Gia Cát Lượng lại có nỗi lo riêng, kiên quyết không áp dụng kế sách này. Khi đó, đại bản doanh của họ ở Thục Hán một khi giữa đường xảy ra vấn đề, việc cung ứng lương thực sẽ là một vấn đề lớn.
Sử dụng kế hoạch này của Ngụy Diên không cần phải lo lắng tới lương thảo, thế nhưng ý tưởng của ông vẫn không được ủng hộ.
Khi đó có rất nhiều người cho rằng kế sách của ông không khả quan, thậm chí có người còn cho rằng ông sẽ phản bội, tuy nhiên thực tế không hề có chuyện đó. Nếu khi ấy kế sách của Ngụy Diên thành công thì bên đầu hàng sẽ là Tào Ngụy, nhưng chỉ vì Gia Cát Lượng còn có cái nhìn phiến diện đối với Ngụy Diên nên đã đánh mất cơ hội tốt như vậy.