Sai lầm khi rửa thịt lợn khiến thịt bẩn hơn, muốn làm sạch nhớ thêm nguyên liệu này

Sai lầm khi rửa thịt lợn

Chần qua nước sôi

Nhiều sản phẩm thịt lợn trên thị trường không rõ nguồn gốc, khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm. Các thông tin về thịt lợn bị nhiễm hóa chất hay được tiêm thuốc để tăng trọng làm dấy lên mối quan tâm về cách làm sạch thịt lợn đúng cách. Một số người có xu hướng trần thịt lợn qua nước sôi để loại bỏ vi khuẩn, nhưng thực tế, phương pháp này lại không mang lại hiệu quả mong muốn.

Protein trong thịt lợn gồm thịt và mỡ sẽ vón cục và co lại khi tiếp xúc nhanh với nước sôi, khiến cho việc loại bỏ chất độc hại trở nên khó khăn hơn. Chất độc không thể thoát ra ngoài và thịt bên ngoài trở nên cứng lại, làm giảm chất lượng của thịt. Hơn nữa, đa số vi khuẩn cần nhiệt độ trên 100 độ C để bị tiêu diệt, vì vậy việc trần thịt lợn qua nước sôi không thể diệt khuẩn một cách hiệu quả.

Protein trong thịt lợn gồm thịt và mỡ sẽ vón cục và co lại khi tiếp xúc nhanh với nước sôi, khiến cho việc loại bỏ chất độc hại trở nên khó khăn hơn

Protein trong thịt lợn gồm thịt và mỡ sẽ vón cục và co lại khi tiếp xúc nhanh với nước sôi, khiến cho việc loại bỏ chất độc hại trở nên khó khăn hơn

Rửa trực tiếp dưới vòi nước

Nhiều người thường rửa thịt lợn dưới vòi nước với quan niệm rằng áp lực từ dòng nước sẽ đẩy đi vi khuẩn và các tạp chất trên bề mặt thịt. Tuy phương pháp này có thể loại bỏ bụi bẩn hiệu quả, nó lại không phải là cách rửa thịt lợn thích hợp nhất.

Rửa với nước muối loãng

Thịt lợn mua về thường được ngâm nhanh trong nước muối loãng để tẩy sạch. Tuy nhiên, các đầu bếp chuyên nghiệp thường nhận định rằng cách làm này chưa thể làm thịt lợn sạch hoàn toàn. Điều này là do thịt lợn khi tiếp xúc với không khí tại các điểm bán sẽ không tránh khỏi vi khuẩn, và quá trình vận chuyển cũng khiến thịt tích tụ bụi bẩn. Hơn nữa, mùi hôi của máu còn sót lại trong thịt có thể ảnh hưởng đến mùi thơm ngon của món ăn khi nấu. Nếu không được làm sạch cẩn thận, mùi này sẽ không biến mất.

Vậy nên, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, việc làm sạch thịt lợn trước khi chế biến là cần thiết. Việc chỉ rửa thịt dưới vòi nước thông thường hoặc nước muối không đủ để loại bỏ hết bụi bẩn, và thậm chí có thể làm thịt lợn bị ô nhiễm thêm.
Các đầu bếp cho rằng ngâm thịt trong nước muối loãng không đủ để làm sạch thịt

Các đầu bếp cho rằng ngâm thịt trong nước muối loãng không đủ để làm sạch thịt

Do đó, để rửa thịt lợn một cách sạch sẽ, bạn nên áp dụng phương pháp rửa thịt lợn được đề xuất bởi các đầu bếp dưới đây:

Cách rửa thịt lợn đúng

Danh sách nguyên liệu bao gồm: Thịt lợn, muối, giấm trắng, bột mì, nước ấm.

Các bước làm sạch thịt lợn:

– Đầu tiên, chuẩn bị một chậu nước ấm với nhiệt độ khoảng 40 độ C. Tránh sử dụng nước lạnh vì nó có thể làm cứng phần mỡ, gây khó khăn trong việc loại bỏ các chất bẩn. Cũng không nên dùng nước quá nóng, bởi nhiệt độ cao có thể phá hủy cấu trúc tế bào của thịt và giảm chất dinh dưỡng.

– Thêm vào chậu nước một thìa muối và khoảng 10 ml giấm trắng. Muối giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả, còn giấm trắng giúp loại bỏ máu thừa trong thịt và làm giảm mùi tanh.

– Tiếp theo, cho một thìa bột năng hoặc bột mì vào chậu. Bột mì có khả năng hấp thụ mạnh mẽ, giúp loại bỏ chất bẩn và mùi hôi từ thịt lợn. Khuấy đều để bột mì phân tán đồng đều trong nước.

– Ngâm thịt lợn vào chậu nước, đảm bảo thịt được ngập hoàn toàn và để ngâm trong khoảng 20 phút.

– Sau khi ngâm, nước sẽ trở nên đục do máu và chất bẩn đã được loại bỏ. Sử dụng tay để chà xát nhẹ nhàng lên bề mặt thịt, giúp làm sạch thịt hơn.
Thịt lợn rửa với muối, giấm trắng và bột mì giúp làm sạch hiệu quả

Thịt lợn rửa với muối, giấm trắng và bột mì giúp làm sạch hiệu quả

– Cuối cùng, đổ bỏ nước bẩn và rửa lại thịt lợn với nước ấm sạch hai lần. Bạn sẽ thấy thịt lợn đã sạch sẽ hơn rõ rệt, cả máu và tạp chất đều đã được rửa trôi, và mùi tanh cũng không còn nữa. Giờ đây, thịt lợn đã sẵn sàng để bạn tiến hành chế biến.