Có người nói, lịch sử Tam Quốc là Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền cùng nhau ngồi đánh một ván mạt chược, những cuối cùng Tư Mã Ý lại là người thắng. Trong quá trình nổi dậy, cả ba từng thua mất những quân bài vô cùng quan trọng, Tào Tháo thua mất Quách Gia, Lưu Bị thua mất Bàng Thống, Tôn Quyền thua mất Chu Du, ai mới là người chịu thiệt nhiều nhất?
Câu nói nổi tiếng rất phổ biến khi nhắc về thời kì Tam Quốc đó là “Quách Gia bất tử, Ngọa Long bất xuất” (Quách Gia không chết, Ngọa Long không dám xuất hiện), câu nói này có chút ít thần thánh hóa lịch sử Tam Quốc, hoặc chí ít thần thánh hóa Quách Gia. Trên thực tế, việc Quách Gia xuất hiện và Gia Cát Lượng xuất hiện chỉ là vấn đề thời gian trước sau. Tất nhiên, vị trí của Quách Gia trong lòng Tào Tháo vốn dĩ vẫn rất quan trọng, lịch sử ghi chép Tào Tháo còn từng để Quách Gia ngồi chung xe, ăn cơm chung bàn, quan hệ vô cùng thân thiết, bản thân Quách Gia cũng rất thường đề xuất cho Tào Tháo những ý kiến hay ho và hữu dụng.
Tổng thể mà nói, những mưu lược của Quách Gia chủ yếu là về mặt phân tích tâm lý, khi Tào Tháo và Viên Thiệu đối đầu, bản thân Tào Tháo không tự tin mình sẽ đánh bại được Viên Thiệu, những Quách Gia đã đề ra “Thập thắng thập bại”, khiến sự tự tin của Tào Tháo tăng lên gấp bội. Sau này, khi Tào Tháo hạ quyết tâm thảo phạt Lưu Bị, giết Lã Bố, thậm chí từ bỏ truy sát anh em họ Viên, để họ huynh đệ tương tàn lẫn nhau, tất cả đều nhờ những thủ đoạn tâm lý của Quách Gia mà thành công.
Nhân vật Quách Gia trên màn ảnh
Không biết câu nói “Ta khóc thương Phụng Hiểu, nếu Phụng hiểu còn, tuyệt đối ta sẽ không thất bại thảm hại như này” của Tào Tháo có mấy phần thật mấy phần giả, nhưng tác dụng của Quách Gia quả thực lớn như vậy ư? Nếu Quách Gai còn sống, trận Xích Bích Tào Tháo nhất định sẽ có hi vọng ư?
Trí tuệ của Quách Gia chủ yếu tập trung ở việc phân tích tâm lý, những phán đoán của ông về Tôn Sách, Lưu Bị, Lưu Biểu… đều nhất nhất ứng nghiệm, mỗi lần đều giúp Tào Tháo lập được phương hướng đúng đắn. Nhưng mưu sĩ dưới trướng Tào Tháo cũng vô cùng nhiều, không phải chuyện nào cũng đến tay Quách Gia phán định, bản thân Tào Tháo cũng là người có chủ kiến của riêng mình, vì vậy, Quách Gia mất rồi, Tào Tháo chỉ là mất đi một mưu sĩ tư vấn tâm lý, hoặc ít đi một người có thể nhìn ra được dã tâm của Tư Mã Ý.
Nói về Bàng Thống, Bàng Thống vô cùng nổi tiếng, có thể nói là ngang hàng với Gia Cát Lượng, số người khen ngợi ông cũng không hề ít, bản thân ông cũng nói rằng mình có những sách lược bá chủ, Lỗ Túc của Đông Ngô khen ông “không nên làm những việc nhỏ”, tuy nhiên, Bàng Thống lại mệnh yểu, không dễ dàng gì có được sự tín nhiệm của Lưu Bị thì mấy năm sau đã phải hi sinh trên chiến trường.
Nhân vật Bàng Thống trên màn ảnh
Bàng Thống mất sớm hơn Quách Gia, các cống hiến của ông cũng rất có hạn. Câu nói “Ngọa Long, Phượng Sồ, có được một trong hai ắt có được thiên hạ” cho tới cuối cùng vẫn không hề ứng nghiệm, vậy nếu Bàng Thống không chết thì sẽ ra sao? Lưu Bị vất vả gầy dựng nên cơ nghiệp, nhưng lại không chiêu mộ đủ nhân tài, bản thân cũng ngang ngạnh, không nghe khuyên bảo, một mực đi đánh Đông Ngô, khiến Thục Hán tổn thất vô cùng nặng nề, vì vậy việc mất đi Bàng Thống không hề ảnh hưởng quá nghiêm trọng đối với Lưu Bị lúc bấy giờ.
Lại nói về Chu Du, Chu Du là bậc nguyên lão cốt cán của Đông Ngô, ông không chỉ đơn thuần là một mưu sĩ mà còn là một đại đô đốc văn võ song toàn. Ngay từ khi bắt đầu, Chu Du đã theo Tôn Sách bình định vùng Giang Đông, sau khi Tôn Quyền lên tiếp quản, nếu không có sự phò tá của Chu Du, e là khó có được cho mình vị trí ổn định. Chu Du đối với việc đại sự luôn nhìn rất xa và sáng suốt, ông từng khuyên Tôn Quyền từ bỏ việc nộp con tin, khuyên Tôn Quyền hạ quyết tâm đánh Tào.
Nhân vật Chu Du trên màn ảnh
“Văn có thể định quốc, võ có thể an bang”, dùng 10 chữ này để đánh giá về Chu Du cũng không có gì là quá đáng, trận Xích Bích, Chu Du lập được công đầu, sau này còn cho tiến quân Nam quận đánh bại Tào Nhân, những chuyện này đủ để chứng minh thực lực của ông. Hơn nữa bản thân Chu Du cũng phân tích Lưu Bị rất chính xác, ông luôn một lòng muốn vì Tôn Quyền biến “tam phân thiên hạ” thành “nhị phân thiên hạ”, chỉ có điều vẫn chưa kịp hiện thực đã qua đời. Cái chết của Chu Du ở một mức độ nào đó đã làm thay đổi thế cục phát triển của lịch sử Tam Quốc, vì vậy, tổng thể mà nói, Tôn Quyền vẫn là người chịu nhiều tổn thất nhất.