×

Từ nay, dừng đỗ xe trên cao tốc mà chỉ đặt mỗi biển cảnh báo chứ không thực hiện 1 thao tác này, tài xế có thể bị phạt tới 12 triệu

Làm gì để tránh tình huống nguy hiểm khi dừng xe trên cao tốc?Khi lái xe trên đường cao tốc, các tài xế đôi lúc sẽ phải đối mặt với các trường hợp khẩn cấp bắt buộc phải dừng xe. Hiểu rõ về làn dừng khẩn cấp, kinh nghiệm lái xe trên cao tốc cũng như kỹ năng khi cần dừng xe trên làn khẩn cấp sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn và các phương tiện khác khi lái xe trên cao tốc.

Đưa xe ra khỏi làn xe chạy

Trước tiên, tài xế nếu cần dừng xe trên cao tốc thì hãy chọn một vị trí an toàn như làn dừng xe khẩn cấp hoặc vùng cách ly. Hãy chú ý quan sát, tránh dừng xe tại các khu vực nguy hiểm như góc cua, đèo dốc hay các điểm có tầm nhìn kém, dễ dẫn đến tai nạn.

Hầu hết các tuyến cao tốc hiện nay tại Việt Nam đều được thiết kế một số đoạn đường cho phép dừng xe khẩn cấp và có biển chỉ dẫn khoảng cách đến làn dừng khẩn cấp. Việc chọn đúng vị trí dừng xe sẽ giảm thiểu rủi ro va chạm và tăng cường an toàn cho bản thân và người cùng tham gia giao thông.

   Biển báo khoảng cách 500 mét đến Dải dừng xe khẩn cấp. Ảnh: Báo Tiền Phong.

Bật đèn khẩn cấp để cảnh báo
Khi dừng xe, hãy bật đèn cảnh báo để thông báo cho các phương tiện khác biết, sau khi dừng xe phải đảm bảo đèn cảnh báo vẫn được duy trì trong suốt quá trình gặp sự cố. Đèn cảnh báo giúp tăng khả năng nhận diện từ xa, đặc biệt là vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu khi đèn cảnh báo sẽ giúp tăng cường khả năng nhìn thấy của các lái xe khác và tránh các tai nạn.

    Nút bật đèn cảnh báo trên ô tô

Đặt biển báo nguy hiểm

Khi xuống xe, hãy kéo phanh tay để tránh xe bị trôi trên đường, có thể tắt động cơ và khoá cửa xe. Nếu có thể, hãy đặt biển báo hiệu nguy hiểm từ xa để cảnh báo cho người điều khiển xe khác.

Tránh tiếp xúc với làn xe chạy sau khi xuống xe để tránh bị va chạm với các phương tiện di chuyển trên cao tốc. Hãy di chuyển đến vùng an toàn như lề đường hoặc vạch cách ly để đảm bảo an toàn tối đa.

     Sử dụng vật dụng để cảnh báo nguy hiểm

Liên hệ cứu trợ, cứu hộ

Sau khi đảm bảo an toàn cho bản thân và những người trên xe, hãy liên hệ với cơ quan chức năng như trạm kiểm soát giao thông hoặc tổng đài cấp cứu để thông báo về tình huống và yêu cầu hỗ trợ nếu cần.

Trên cao tốc, việc dừng xe đòi hỏi sự cẩn thận, bình tĩnh, đồng thời yêu cầu tuân thủ các biện pháp an toàn. Bằng cách lưu ý và nắm vững các quy tắc cơ bản, chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.

Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc có bị xử phạt không?

Căn cứ khoản 3 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

“Điều 26. Giao thông trên đường cao tốc

1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;

b) Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;

c) Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;

d) Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.

2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.

3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

4. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.”

Như vậy theo quy định trên người điều khiển xe máy chuyên dụng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.

Chỉ được dừng, đỗ xe đúng nơi quy định. Nếu trường hợp buộc phải dừng xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

Do đó, dừng xe trên cao tốc không đúng nơi theo quy định theo trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Hành vi dừng xe trên đường cao tốc bị xử phạt thế nào?

Mức phạt khi vi phạm dừng xe trên đường cao tốc không có báo hiệu để người lái xe khác biết được quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

d) Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc.

…”

Đồng thời tại khoản 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”

=> Trường hợp dừng xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định nhưng không có báo hiệu để người lái xe khác biết sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Cảnh sát giao thông cấp huyện có được xử phạt vi phạm trên đường cao tốc hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về tuyến đường tuần tra kiểm soát của cảng sát giao thông công an cấp huyện như sau:

“Điều 6. Tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2. Công an cấp huyện bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính, gồm:

a) Các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Các đoạn quốc lộ thuộc các tuyến quốc lộ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đi qua thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông;

c) Các tuyến đường tỉnh; đường huyện; đường xã; đường chuyên dùng; đường đô thị không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

d) Phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông.”

Như vậy, cảnh sát giao thông cấp huyện không được thực hiện việc tuần tra, xử lý vi phạm trên đường cao tốc. Mà nhiệm vụ này thuộc về cảnh sát giao thông cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này.

News

Nửa đêm nghe tiếng ‘la ó’ từ phòng bố chồng, nhìn qua khe cửa, tôi b:àng h:oàng khi biết danh tính của người phụ nữ này

Sau khi tôi sinh con thì không có thời gian chăm sóc bố chồng như trước. Dù có cô giúp việc nhưng vì là lần […]

Cãi với chồng một trận nảy lửa, tôi tức giận bỏ qua nhà bạn thân ngủ, đang say giấc thì tôi h:oảng h:ồn nghe tiếng rên rỉ từ dưới gầm giường

Sau đó tôi và Linh uống với nhau vài ly rượu, tôi kể hết mọi chuyện cho Linh nghe. Cô ấy khuyên tôi đừng nghĩ […]

‘Con thấy bố hì hục dưới gầm giường cả tiếng đồng hồ rồi…’, tôi tá hỏa tông cửa thì thấy cảnh tượng nóng mắt của chồng và cô hàng xóm

Nếu hôm nay không nghe con kể lại sự việc tôi không biết rằng người chồng mình tin tưởng còn ngoại tình đến bao lâu […]

Về nhà sớm hơn mọi ngày, tôi suýt ng:ất khi bắt gặp việc làm đáng sợ của chồng tại phòng khách

Chỉ vài hôm trước, gia đình tôi còn hạnh phúc, giờ đây mọi thứ đã sụp đổ vì sự thay đổi của chồng. Tôi kết […]

Mẹ chồng b:ất ng:ờ lên thăm còn giúp tôi giặt đồ từ sáng sớm, nhưng khi đến gần thấy cảnh tượng này khiến tôi tức giận muốn khóc, cất luôn số tiền định biếu bà

Tôi thấy mẹ chồng đang giặt đồ ở sau nhà. Lúc đó, tôi định bụng đi đến nói bà để tôi làm, tôi không muốn […]

5 ngày xa nhà, vừa vào phòng ngủ đã s:ố:c đ:iếng vì vết lạ trên ga giường, gặng hỏi con gái, tôi ch:ế:t lặng khi nghe con nói sự thật

5 ngày xa nhà, tôi thường gọi video call về cho chồng con. Con lúc nào cũng nói vui vẻ, còn kể được chồng tôi […]

End of content

No more pages to load

Next page