Sau s:.inh mẹ chồng cho ăn thứ rau trồng ở hàng rào, con dâu tưởng bị gh:.ét nên hất đổ rồi phải ân hận

Khi biết những gì mẹ chồng làm, tôi không khỏi ân hận vì những hành động nông nổi của mình.

Bố mẹ chồng chỉ có một mình chồng tôi là con trai. Do đó, bao nhiêu yêu thương họ dồn hết cho anh dù điều kiện kinh tế hạn hẹp. Bố mẹ chồng chỉ quanh năm làm nông nghiệp, để cho con trai duy nhất ăn học, họ cũng phải giật gấu vá vai vay mượn khắp nơi.

Học xong đại học, chồng tôi ở lại thành phố mưu sinh. Tất nhiên, anh vẫn thuê trọ nên luôn cố gắng trong công việc. Dần dần, bằng năng lực của mình đã được cất nhắc lên vị trí trưởng nhóm rồi phó phòng một công ty nọ. Kể từ đó, anh mua được căn chung cư ổn định cuộc sống trên thành phố và gửi về quê mỗi tháng cho bố mẹ 4-5 triệu báo hiếu. Bố mẹ anh rất hãnh diện về đứa con trai hiếu thảo.

Dù không sống chung nhà nhưng mẹ chồng tôi rất quan tâm đến các con. (Ảnh minh họa)

Dù không sống chung nhà nhưng mẹ chồng tôi rất quan tâm đến các con. (Ảnh minh họa)

Khi 2 đứa yêu nhau và kết hôn, mặc dù không sống chung cùng bố mẹ chồng nhưng họ luôn quan tâm đến con cái. Suốt ngày gọi điện hỏi thăm con dâu, con trai nhưng bố mẹ chồng không bao giờ can thiệp đến cuộc sống riêng của các con. Các con làm gì đều ủng hộ và đặc biệt rất thân thiết với thông gia. Dù 2 nhà ở cách xa nhau nhưng cứ thi thoảng 2 bà thông gia lại gọi nhau buôn chuyện hoặc có đồ ăn ngon thì gửi xe khách biếu.

Chính vì vậy mà lúc tôi có bầu, mẹ chồng thường gửi cho nhiều thực phẩm ngon, an toàn từ quê lên thành phố. Bà cũng nhắc tôi tiêm phòng và bổ sung vitamin đầy đủ. Cứ tối nào thấy zalo của con dâu vẫn hoạt động đến 23 giờ là bà vào nhắc không được làm việc khuya, phải đi ngủ cho khỏe người.

Khi con dâu còn khoảng 10 ngày nữa đến ngày dự sinh, mẹ chồng đã lao ra thành phố ở cùng để túc trực đưa đi đẻ lúc có dấu hiệu chuyển dạ. Vào viện sinh mổ mà bà chăm con dâu và cháu chu đáo đến nỗi cả viện còn tưởng đó là mẹ đẻ chứ không nghĩ mẹ chồng.

Vừa ở viện về là mẹ chồng đã thuê tắc xi đưa con dâu và cháu nội về quê ở cữ. Bà bảo về đó chăm sóc cho tiện và về quê không khí trong lành, phục hồi thời gian ở cữ nhanh.

Cá nhân tôi cũng thấy rất thoải mái khi ở cữ nhà chồng vì bố mẹ đối đãi với con dâu hệt như con gái. Nhưng điều khiến tôi rất khó chịu đó chính là từ hôm về quê ở cữ, ngày nào mẹ chồng cũng luộc lá cúc tần bánh tẻ bà vặt từ hàng rào trong vườn nhà lên cho ăn. Có hôm bà còn lấy lá cúc tần để kho cá hoặc làm bánh nữa.

Mỗi khi ăn, cúc tần có vị đắng và hơi cay khiến tôi không quen và muốn bỏ bữa. Ban đầu tôi còn ngại không dám than thở, sau cũng kêu than thì mẹ chồng cứ động viên bảo loại rau này dù hơi khó nuốt nhưng có nhiều tác dụng rất tốt cho sản phụ sau sinh và chữa được nhiều bệnh.

Bị mẹ chồng cho ăn các món ăn chế biến từ lá cúc tần nhiều khi ở cữ nên tôi đâm stress. Một hai lần tôi đã nói thẳng không thích ăn, mẹ đừng nấu nữa nhưng bà cứ nấu. Đến nỗi tôi còn nghĩ hay con dâu về ở cữ lâu quá, mẹ chồng ghét nên cố tình làm vậy để dằn mặt. Vì thế hôm trước tôi còn tức giận hất đổ hết món cá kho với cúc tần để dằn mặt mẹ chồng.

Tôi còn nghĩ hay con dâu về ở cữ lâu quá, mẹ chồng ghét nên cố tình làm vậy để dằn mặt. (Ảnh minh họa)

Tôi còn nghĩ hay con dâu về ở cữ lâu quá, mẹ chồng ghét nên cố tình làm vậy để dằn mặt. (Ảnh minh họa)

Tưởng bà sẽ gọi điện cho thông gia hoặc con trai mách con dâu hỗn láo nào ngờ bà rơi nước mắt ngay trước mặt con dâu bảo:

“Nếu con không thích ăn như thế thì từ mai mẹ không cố nấu cho ăn nữa vậy. Nhưng thực sự con tìm hiểu sẽ thấy sản phụ sau sinh ăn loại rau này rất tốt cho sức khỏe. Vì muốn con khỏe mạnh, hồi phục nhanh nên mẹ mới cố ép con ăn là vì lẽ đó”.

Nghe mẹ chồng nói vậy mà tôi thấy ân hận quá. Chỉ vì sự nông nổi và nóng vội của mình mà tôi đã làm tổn thương bà rồi…

Sản phụ sau sinh ăn lá cúc tần được không?

Cây cúc tần trước đây mọc dại ở rất nhiều nơi của nước ta. Cúc tần có nhiều tên gọi khác như cây từ bi, đại bi, đại ngải, lức ấn, hoa mai não, phiến ngải… Ở vùng quê, người ta thường trồng cúc tần để vừa làm hàng rào, vừa hái lá non làm rau ăn hàng ngày.

Vậy thì bà mẹ sau sinh ăn lá cúc tần có được không? Câu trả lời là có nhưng với lượng vừa phải.

Vậy thì bà mẹ sau sinh ăn lá cúc tần có được không? Câu trả lời là có nhưng với lượng vừa phải.

Theo nghiên cứu khoa học, lá cúc tần chứa nhiều tinh dầu và các dưỡng chất khác như photpho, sắt, kali, canxi, vitamin C, chất béo… Như vậy rõ ràng lá cúc tần không chỉ là một loại rau “ăn độn” như các cụ ngày xưa vẫn nói, mà nó còn có thể cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Vậy thì bà mẹ sau sinh ăn lá cúc tần có được không? Câu trả lời là có nhưng với lượng vừa phải. Trước đây, các bà các mẹ vẫn sử dụng lá cúc tần như một loại rau lợi sữa hiệu quả. Nếu bà đẻ sau sinh ăn lá cúc tần, bà mẹ nên chọn những lá non ở phần búp hoặc lá bánh tẻ vì chúng sẽ ít đắng và dễ ăn hơn.

Trong Đông y, lá cúc tần vị đắng hơi cay, tính ấm, có tác dụng phong hàn, tiêu độc, lợi tiểu, kháng viêm, hoạt huyết, tán uất hỏa. Sau sinh ăn lá cúc tần không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể mà loại rau này còn có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau.