Ngoài người con trưởng tên là Quan Bình, Quan Vũ còn có bốn cô con gái, Quan Ngân Bính là người con thứ ba nên còn được gọi là Quan Tam tiểu thư.
Quan Ngân Bính có lẽ là một cái tên khá lạ lẫm với những người hâm mộ Tam Quốc. Trong dân gian tương truyền rằng Quan Vũ có 4 người con gái, Quan Ngân Bính là người con thứ 3 nên còn được gọi là Quan Tam tiểu thư.
Ngoài người con trai Quan Bình, Quan Vũ còn có bốn cô con gái.
Trong chính sử “Tam Quốc Chí-Thục Quốc-Quan Trương Mã Hoàng Triệu liệt truyện”, có từng nhắc đến rằng: Quan Vũ bao vây Tào Nhân tại Phàn Thành, thủy công nhấn chìm bảy đạo quân, bắt sống Vu Cấm, uy trấn Hoa Hạ. Tôn Quyền vì muốn dụ dỗ Quan Vũ, phái sứ giả đến Kinh Châu, xin được cùng ông kết thông gia. Quan Vũ không những không đồng ý, còn lăng nhục Tôn Quyền.
Trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” hồi 73, Tào Tháo khi nghe Lưu Bị tự xưng Hán Trung Vương liền rất tức giận. Tư Mã Ý hiến kế lợi dùng việc Lưu Bị mượn Kinh Châu, ly gián quan hệ Tôn-Lưu. Tào Tháo y kế, phái sứ giả đến Giang Đông. Tôn Quyền vì muốn đoạt lại Kinh Châu, và cũng không muốn liên minh Tôn-Lưu đổ vỡ, nên muốn thăm dò Quan Vũ.
Gia Cát Cẩn biết lúc Lưu bị còn ở Kinh Châu, đã cưới vợ cho Quan Vũ, sinh được một bé trai một bé gái. Vì vậy khuyên Tôn Quyền nên dùng kế kết thân để thử lòng Quan Vũ trước, nếu thành công thì liên minh Tôn-Lưu càng thêm gắn bó, còn thất bại thì phối hợp với Tào Tháo, chiếm lại Kinh Châu.
Quan Vũ tính quá kiêu ngạo, dù Gia Cát Cẩn đã nhượng bộ, dùng thân phận là sứ giả của Ngô Hầu đến xin cùng tướng quân kết thân, nhưng Quan Vũ vẫn tức giận, thậm chí còn mạ nhục Tôn Quyền rằng “Hổ nữ há có thể gả cho khuyển tử”. Gia Cát Cẩn bị đuổi về Giang Đông, Tôn Quyền biết được Quan Vũ xem thường mình nên liên minh với Tào Tháo, công chiếm Kinh Châu, giết chết Quan Vũ và Quan Bình.
Quan Ngân Bính, người con gái thứ ba của Quan Vũ, mệnh danh hổ nữ.
Sau khi hay tin phụ thân và huynh trưởng gặp nạn, Quan Ngân Bính đã chạy về Tây Xuyên Thành Đô. Để có thể trả mối thù giết cha, Quan Tam đã bái Triệu Vân làm sư phụ, lĩnh hội được tinh hoa võ nghệ của Triệu Vân.
Còn trong “Chân Tam Quốc-Vô song hệ liệt”, Quan Ngân Bính là một quái lực thiếu nữ, võ nghệ uyên thâm, được Triệu Vân chỉ điểm, cuối cùng trở thành một danh tướng bên cạnh Lưu Bị.Tháng 3 năm Công Nguyên 225, Gia Cát Lượng thảo phạt Nam Trung, đã cử Lý Khôi đang đóng quân tại huyện Bình Di đem binh mã làm cánh quân trung lộ đánh vào quận Ích Châu.
Trong trận chiến bình định phương Nam, Lý Khôi lập nhiều chiến công, được phong làm An Hán tướng quân. Khi đó Quan Ngân Bính cũng theo sư phụ Triệu Vân nam chinh và đã được Gia Cát Lượng mai mối cho con trai của Lý Khôi là Lý Di, Quan Ngân Bính sau đó ở lại trấn thủ Nam Trung cùng cha con Lý Khôi, Lý Di.
Mộ của Quan Tam tiểu thư được xác nhận và công bố vào ngày 30/4/2001.
Không lâu sau, các bộ lạc tại Nam Trung lại một lần nữa phản loạn. Cha con Lý Khôi cùng Quan Ngân Bính và Quan Tố (con gái thứ 4 của Quan Vũ) lại một lần nữa nam chinh dẹp loạn, dẫn quân công phá Du Nguyên.
Vợ chồng Lý Di và Quan Ngân Bính sau đó lưu lại ở đây, dạy nông dân trồng trọt, giáo hóa bách tính, vì vậy mà họ rất được người dân nơi này yêu quý.
Phu thê hai người cũng qua đời tại đây, mộ của Quan Tam tiểu thư được được xây đắp tại sườn đồi Kim Liên ở thành cổ Đông Sơn, Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, và được hậu thế tôn thờ cúng bái.