Cao Bồ Tát là một thái giám sống vào thời Bắc Ngụy. Tuy không phải là Bồ Tát sống nhưng lại được nhận định rằng còn lợi hại hơn cả Bồ Tát khi dám cắm sừng hoàng đế, tư thông với hoàng hậu.
Vị thái giám to gan nhất triều đại Trung Hoa
Cao Bồ Tát là một thái giám sống vào thời Bắc Ngụy. Theo sử sách, vị thái giám họ Cao này tuy không phải là Bồ Tát sống nhưng lại được nhận định rằng còn lợi hại hơn cả… Bồ Tát, khi giám cả gan qua mặt hoàng đế, tư thông với hoàng hậu. Sử sách ghi lại, Cao Bồ Tát vô cùng khôi ngô tuấn tú. Tuy là thái giám, nhưng hắn chỉ là 1 tên hoạn quan trá hình. Bởi hắn đã lách luật để không bị “tịnh thân”.
Bản thân vẫn là một người đàn ông chân chính, lại sống giữa hậu cung có muôn ngàn mỹ nữ giai nhân, Cao Bồ Tát được đà bung lụa. Hắn tư thông với không ít giai nhân trong hậu cung của nhà vua. Thậm chí, còn dám động vào… hoàng hậu – bậc mẫu nghi thiên hạ. Thế nhưng, quan hệ của 2 người họ không chỉ dừng lại ở đó.
Chuyện ngoại tình có 1 không 2 trong lịch sử hậu cung
Phùng Nhuận hay Phùng Hoàng Hậu là vợ của Hiếu Văn Đế triều đại Bắc Ngụy. Biết được Cao Bồ Tát vẫn còn trai tráng, Phùng Hoàng Hậu đã âm thầm tư thông với hắn. Thậm chí còn công khai trong suốt thời gian Hiếu Văn Đế ở chiến trường. Nhiều cung nữ, thái giám biết được. Nhưng vì e sợ thế lực quá lớn của Cao – Phùng nên ngậm chặt miệng, không dám hé răng nửa lời.
Cậy có quyền lực, Phùng Hoàng Hậu ngày càng lộng quyền. Bà bắt ép Bành Thành Công chúa, một góa phụ xinh đẹp có chồng qua đời sớm phải kết hôn với em trai mình là Phùng Túc. Bành Công chúa không chịu, nên đã sai người mật báo với Hiếu Văn Đế về chuyện ô uế của 2 người họ.
Mọi chuyện vỡ lở và cái kết xứng đáng
Biết chuyện, Văn Đế biết vô cùng giận dữ. Mọi chuyện bại lộ, Phùng Hoàng hậu liền tìm gặp mẹ ruột Thường thị để nghĩ cách cách đối phó. Cả 2 quyết định mời một nữ phù thủy vào cung để nguyền rủa Hiếu Văn Đế sớm qua đời.
Vào năm 499, Hiếu Văn Đế đã bí mật trở về kinh đô Lạc Dương. Ngài cho dùng hình ép cung, buộc Cao Bồ Tát phải khai hết tất cả. Từ chuyện ngoại tình và cả chuyện bùa ngải ám hại nhà vua.
Vốn rất sủng ái Phùng Hoàng hậu, nên Hiếu Văn Đế vô cùng đau lòng. Vì niệm tình nghĩa, thay vì chém đầu, ngài cho bắt giam Phùng Hoàng Hậu và lạnh cung, và không bao giờ được phép xuất hiện trước mặt mình nữa. Thậm chí còn ra chỉ dụ: “Phùng Hoàng hậu không giữ đạo người làm vợ, làm chuyện thương thiên hại lý. Sau khi ta chết, các ngươi hãy ban chết cho bà ta tuy nhiên, vẫn tổ chức tang lễ như của Hoàng hậu”.
Sau khi Hiếu Văn Đế qua đời, quần thần tuân theo di mệnh ban thuốc độc cho Phùng Hoàng Hậu, thậm chí còn phải sai người ép đổ vào miệng. Còn về Cao Bồ Tát, hắn đã đột ngột qua đời ở độ tuổi 30. Có lẽ đã bị hoàng đế âm thầm xử lý.