Thành phố Trường An tại Thiểm Tây, nay được gọi với cái tên khác là Tây An được xem là thủ đô phồn vinh bậc nhất. Nơi đây được xem là trung tâm giao lưu văn hóa phát triển nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nhiều người nước ngoài và các học giả đã đua nhau tới Trường An để tham quan du lịch.
Vào thời vua Đường Thái Tông (599-649), người nước Khang (một nước cổ ở Trung Á, nằm giữa sông Syr Darya và sông Amu Darya) cống nạp cây đào vàng bạc đem trồng trong hậu viên cung đình.
Vào thời Đường Huyền Tông (685 – 762), nước này cũng đem điệu múa Hồ Hoàn và vũ nữ dâng tặng vua. Các quốc gia khác và Nhà Abbas (triều đại Hồi giáo thứ ba của người Arab, kéo dài từ năm 632 – 1258) bấy giờ đều tặng ngựa làm lễ vật tiến vua.
Đáng chú ý sử giả của mỗi nước khi vào cung đều theo phong tục riêng, có người dù không quỳ lạy vua nhưng hoàng đế nhà Đường vẫn rất vui vẻ. Điều này trái ngược hoàn toàn đối với thời nhà Thanh, khi sứ giả tới Trung Quốc đã không quỳ lạy gây tranh cãi một tháng trời.
Vào thời nhà Đường, thành Trường An có nhiều quý tộc là người nước ngoài, thậm chí một trong số họ còn ở lại để làm quan. Không ít người nước ngoài đã hòa nhập với văn hóa Trung Hoa, một số lấy người Trung làm vợ và sinh con. Có thể kể đến hai danh tướng là anh em Lý Bão Ngọc và Lý Bão Chân người nước Anh (một nước nhỏ nằm ở vành đai Bukhara, Uzbekistan).
Một người Nhật Bản tên tiếng Trung là Triều Hằng, theo đoàn sứ thần Nhật sang Trung Quốc học tập. Sau khi học xong, ông ở lại Trường An làm quan 50 năm, quan hệ thân thiết với nhiều người thuộc tầng lớp tri thức.
Ở thời Đường du nhập nhiều nền văn hóa khác nhau cho nên cũng có một số từ ngữ, nhạc cụ và đồ dùng sinh hoạt mang chữ hồ. Theo dã sử “Đông thành lão phù truyện”, người Đường và người Hồ (tộc người du mục săn bắt tại Trung Á, Tây Á) chung sống với nhau, cùng cưới vợ sinh con.
Nhà Đường thực hiện chính sách mở cửa một cách toàn diện, xã hội yên vui. Tuy nhiên, thời thế suy thịnh thay đổi. Sau này, mâu thuẫn tăng cao, nội bộ triều đình tran