Trong quá trình đi thỉnh kinh, được sư phụ là Đường Tăng, sư huynh là Tôn Ngộ Không, sư đệ là Sa Tăng không ngừng giám sát, nhắc nhở đúng lúc, Trư Bát Giới từng chút từng chút hành “giới” và cuối cùng đã hoàn thành được 8 giới.
Trong “Tây du ký”, Thiên Bồng Nguyên Soái bởi vì say rượu, chọc ghẹo Hằng Nga nên đã bị Ngọc Hoàng trục xuất khỏi Thiên giới, đến nhân gian đầu thai thành người có dung mạo như heo. Sau khi hạ phàm, Thiên Bồng Nguyên Soái lúc này lấy tên là “Chu Cương Liệt” (Trư Cương Liệp), về sau này lại được Đường Tăng đã đặt cho cái tên là “Trư Bát Giới”.
Trư Bát Giới toàn thân đều là mang khuyết điểm và tật xấu nhưng cuối cùng cũng tu thành chính quả, được Phật Như Lai phong làm “Tịnh Đàn Sứ Giả”. Ban đầu, từ khi bắt đầu “giới”, Trư Bát Giới cũng không “giới” triệt để và cũng không tình nguyện. Nhưng trong quá trình đi thỉnh kinh, được sư phụ là Đường Tăng, sư huynh là Tôn Ngộ Không, sư đệ là Sa Tăng không ngừng giám sát, nhắc nhở đúng lúc, Trư Bát Giới từng chút từng chút hành “giới” và cuối cùng đã hoàn thành được 8 giới này. Vậy “Bát giới” (8 giới) là bao gồm những gì?
1. Giới tham ăn
Bởi vì tham ăn nên trên đường đi lấy kinh, Trư Bát Giới đã gặp rất nhiều phiền toái, vô cùng nguy hiểm. Nếu không có sự ngăn cản, trợ giúp của Tôn Ngộ Không thì Trư Bát Giới sớm đã trở thành “món ngon” trong miệng bầy yêu quái.
Trong đoạn Trư Bát Giới ăn dưa hấu, tính tham ăn của Trư Bát Giới biểu hiện rõ nhất. Sau này, Trư Bát Giới từng bước từng bước từ bỏ tật xấu này.
2. Giới háo sắc
Khi bắt đầu bước trên hành trình đến Tây Thiên lấy kinh, Trư Bát Giới hễ nhìn thấy mỹ nữ là lập tức mọi người “tìm không ra” nữa, không còn phân biệt được người hay yêu quái nên đã nhiều lần bị nguy hiểm. Về sau này, nhờ sự dạy bảo của Đường Tăng, sự trêu đùa có thiện ý của Tôn Ngộ Không và Sa Tăng, tính háo sắc này của Trư Bát Giới mới được giảm bớt đi.
3. Giới tham của
Trên đường đi lấy kinh, mỗi khi gặp yêu quái ngăn trở, ngay cả Tôn Ngộ Không cũng không có kế thì Trư Bát Giới luôn áng chừng phần của cải của mình trong đoàn và nhớ kỹ rồi sau đó chạy lấy người. Dưới sự ra sức “mắng nhiếc” của Tôn Ngộ Không và lời khiển trách của Sa Tăng thì ý niệm phân chia tài sản trong đầu Trư Bát Giới mới dần dần mất đi.
4. Giới ghen ghét, đố kỵ người tài
Trư Bát Giới luôn là người châm ngòi ly gián, ngấm ngầm đả kích Tôn Ngộ Không. Sư phụ Đường Tăng trong lòng ít nhiều cũng hiểu rõ, Ngộ Không và Ngộ Tĩnh nhiều lần tố giác, khiển trách đúng lúc mới khiến cho “âm mưu” của Trư Bát Giới lần lượt thất bại. Dần dần, Trư Bát Giới đã vượt qua được khuyết điểm “lợi cho địch, hại cho bản thân” này, khiến cho bản thân mình hoàn toàn dung nhập, hỗ trợ sư huynh, sư đệ hoàn thành sư mệnh.
5. Giới giả dối, lừa gạt
Trư Bát Giới đã có rất nhiều lần làm chuyện lừa gạt, dối trá. Đứng trước hành vi không tốt này, Ngộ Không đã nhiều lần sử dụng phép biến hóa của mình để kịp thời vạch trần và uốn nắn cho Trư Bát Giới. Điều này dần dần giúp Trư Bát Giới vứt bỏ “giả” mà theo “thật”, không bao giờ làm giả nữa.
6. Giới nhàn hạ
Khi Tôn Ngộ Không bị đuổi đi, Trư Bát Giới vì tham ngủ nên đã làm hại Đường Tăng bị yêu quái bắt vào huyệt động. Không những thế, nhiều lần trên đường đi xin đồ ăn, Trư Bát Giới lại trốn ở trong rừng cây mà ngủ ngon. Mỗi lần bắt gặp Bát Giới lười biếng, Ngộ Không lại biến thành những con côn trùng nhỏ để trêu cợt và cảnh giới. Hoặc là Ngộ Không sẽ tự mình làm trước, giúp Trư Bát Giới nhìn thấy mà làm theo. Cứ như vậy, khiến cho Trư Bát Giới xấu hổ, không dám lười biếng nữa.
7. Giới sợ khổ, sợ khó
Trên đường đi lấy kinh, núi cao, nước sâu lại có vô vàn khổ nạn giữa đường. Mỗi khi gặp khó khăn, khổ nạn, Trư Bát Giới lại dễ dàng đòi rút lui, nửa đường bỏ cuộc. Những lúc ấy, Đường Tăng, Ngộ Không và Sa Tăng đều khai thông, khuyến khích, khích lệ Trư Bát Giới, tăng cường tín tâm. Cuối cùng, Trư Bát Giới cũng cam tâm tình nguyện hết lòng cho sứ mệnh của mình và hoàn toàn thoát ra khỏi loại tình cảm sợ hãi ấy.
8. Giới tham công lao
Trư Bát Giới có công phu không cao, mỗi lần gặp yêu quái thì thực sự rất ít khi giao chiến mà thường thường là chạy trốn, nhiều nhất cũng là “vừa đánh vừa lui”. Nhưng Trư Bát Giới lại có tính tham công lao, luôn lấy công lao của người khác ghi tạc thành công lao của bản thân, hướng đến Sư phụ tranh công. Nhờ sự kiên nhẫn giúp đỡ của Đường Tăng và sư huynh, sư đệ mà cuối cùng Trư Bát Giới cũng vượt qua được khuyết điểm này.