Sau khi Quan Vũ qua đời, tại sao Lưu Bị lại lập tức xưng đế? Liệu có ý đồ gì không? Nếu bỏ lỡ cơ hội này thì bao nhiêu lâu sau mới có cơ hội?

Quan Vũ vô cớ bị giết, Lưu Bị với tư cách là “đại ca”, nhất định phải báo thù cho anh em của mình.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Quan Vũ và Trương Phi là anh em kết nghĩa của Lưu Bị, ba người tình như thủ túc.

Năm 219 ở thời Tam quốc, Quan Vũ dẫn đại quân Kinh Châu tiến hành bắc phạt, vây khốn Tào Nhân ở Phàn thành. Tiếng tăm của Quan Vũ nhất thời đạt tới đỉnh cao, cướp lấy Hứa Đô (kinh đô của Hán Ngụy).

Sau khi Quan Vũ qua đời, tại sao Lưu Bị lại xưng đế trước mà không lập tức dẫn quân báo thù cho nghĩa đệ? - Ảnh 1.
Vì Quan Vũ quá lợi hại, Tào Tháo và Tôn Quyền đã liên hợp với nhau, cùng tấn công Quan Vũ. Quan Vũ không ngờ hậu phương bị Tôn Quyền cướp lấy, bất đắc dĩ, đành phải đánh bại Mạch Thành, phá vòng vây về phía Ích Châu. Nhưng Tôn Quyền từng chịu nhục khi bị Quan Vũ cự tuyệt hôn sự hai nhà, vì thế hạ lệnh vây bắt Quan Vũ. Khi Quan Vũ chạy trốn đến Lâm Tự thì bị bộ tướng của Đông Ngô Mã Trung bắt sống.

Quan Vũ bị áp giải đến trước mặt Tôn Quyền, thà chết bất khuất, bị Tôn Quyền hạ lệnh chém đầu. Năm đó là tháng 1/220.

Lưu Bị ở Ích Châu xa xôi sau khi biết tin Quan Vũ qua đời, đầu tiên là xưng đế, sau đó mới dẫn đại quân đi báo thù cho nghĩa đệ. Động thái này xuất phát từ 3 lý do sau:

Thứ nhất, Lưu Bị ưu tiên chuyện công trước chuyện tư

Năm 220 xảy ra hai sự kiện lớn, đầu tiên là Quan Vũ bị giết, sau đó là Tào Phi (con trai Tào Tháo) ép Hán Hiến Đế Lưu Hiệp thoái vị và xưng đế. Đối với Lưu Bị, thủ hạ đắc lực đại tướng Quan Vũ bị giết, đây là chuyện cá nhân; Hán Hiến Đế Lưu Hiệp bị buộc phải thoái vị, Đông Hán diệt vong, đây mới là chuyện chính sự.

Sau khi Quan Vũ qua đời, tại sao Lưu Bị lại xưng đế trước mà không lập tức dẫn quân báo thù cho nghĩa đệ? - Ảnh 2.


Lưu Bị lấy nhiệm vụ “Phục hưng giang sơn Hán thất” để tranh giành thiên hạ với Tào Tháo và Tôn Quyền. Hiện tại, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp bị buộc thoái vị, sinh tử chưa biết, Lưu Bị nhận được tin đồn Hán Hiến Đế đã bị Tào Phi hại. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ông lúc đó chính là công bố cái chết của Hán Hiến Đế, đồng thời xưng đế, tiếp tục thống trị Hán thất, sau đó khởi binh báo thù cho Hán Hiến Đế.

Ban đầu Lưu Bị còn không mặn mà lắm với việc xưng đế, nhưng sau đó theo yêu cầu của Gia Cát Lượng và các đại thần văn võ Thục Hán khác, sau một thời gian chuẩn bị, ngày 15/5/221, ở phía nam núi Võ Đảm ở Thành Đô chính thức xưng đế, niên hiệu “Chương Vũ”, tiếp tục triều đại Đông Hán. Ông bổ nhiệm nhiều văn võ đại thần, trong đó Gia Cát Lượng làm Thừa tướng.

Lúc này, chính sự đã xong, Lưu Bị bắt đầu làm việc riêng của mình, cũng chính là báo thù cho đại tướng Quan Vũ. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Quan Vũ và Trương Phi là anh em kết nghĩa của Lưu Bị, ba người tình như thủ túc. Trong chính sử, ba người Lưu-Quan-Trương mặc dù không kết nghĩa ở Đào Viên, nhưng Quan Vũ là đại tướng mà Lưu Bị tin tưởng nhất. Bây giờ, Quan Vũ vô cớ bị giết, Lưu Bị với tư cách là “đại ca”, nhất định phải báo thù cho anh em của mình, như vậy mới không phụ tình phụ nghĩa.

Thứ hai, Lưu Bị phải ổn định đại cục

Ở thời Trung Quốc phong kiến, khi một Hoàng đế băng hà, Thái tử chịu tang cho phụ hoàng qua đời trước, hay xưng đế trước? Thái tử nhất định phải ngồi lên ngôi trước, tiếp nhận toàn bộ văn võ đại thần triều bái, ổn định đại cục, sau đó mới chiếu cáo thiên hạ.

Hoàng đế Đông Hán Lưu Hiệp bị buộc thoái vị, ngai vàng Hoàng đế Đông Hán tạm thời trống, Lưu Bị dưới sự ủng hộ của quần thần, đăng cơ xưng đế, ổn định đại cục, thu nạp lòng người. Sau đó, Lưu Bị mới có thể triển khai các công việc như đông chinh thảo phạt Tôn Quyền, báo thù cho Quan Vũ.

Thứ ba, Lưu Bị cần thời gian chuẩn bị quân lực và lương thực để tác chiến

Sau khi Quan Vũ qua đời, tại sao Lưu Bị lại xưng đế trước mà không lập tức dẫn quân báo thù cho nghĩa đệ? - Ảnh 3.
Phát động một cuộc chiến tranh quy mô lớn, cần chuẩn bị một lượng lớn vũ trang và lương thực. Lưu Bị cũng không ngoại lệ. Lưu Bị còn phái Mã Lương đến Nam Trung, triệu tập man tướng Sa Ma Kha, đến cùng thảo phạt Tôn Quyền.

Thời điểm đó, Lưu Bị đã chiến đấu kịch liệt với đại quân Hán Trung và Tào Tháo trong nhiều năm, hao phí lương thảo, binh lính chết trận vô số kể, mặc dù cuối cùng đã cướp được Hán Trung, nhưng vẫn là một chiến thắng thảm hại. Tin Quan Vũ bị giết truyền đến Ích Châu, chỉ cách thắng lợi của trận Hán Trung chỉ qua một năm, Ích Châu còn chưa hoàn toàn khôi phục lại như xưa, không cách nào chống đỡ được một lần đại chiến khác.

Sau khi nhận được tin Ngụy Văn Đế Tào Phi qua đời, Gia Cát Lượng bắt đầu chuẩn bị lương thảo bắc phạt, nhưng mãi đến hai năm sau (năm 228), Gia Cát Lượng mới chính thức xuất binh.

Đông chinh của Lưu Bị cũng tương tự, từ chuẩn bị lương thảo, huấn luyện quân đội, đến chính thức xuất binh cũng cần thời gian hai năm.