Những lời răn dạy của Khổng Tử là bài học cuộc sống sâu sắc, có giá trị tới tận bây giờ.
Trong Luận ngữ, Khổng Tử có viết: “Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã; bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã”. Có nghĩa là: Giàu sang và phú quý thì ai cũng thích, nhưng những người thật sự xuất sắc biết làm thế nào để thực sự đạt được nó. Việc sở hữu một số tiền nhất định và một địa vị trong xã hội không nghi ngờ gì chính là thước đo thành công trong cuộc sống bình thường.
1. Quân tử lấy “nhẫn” làm đầu
Trên con đường thành công, nếu không thể nhẫn nhịn một số việc nhỏ thì không thể nào đi đến được cuối con đường.
Vào năm 100 trước Công Nguyên, Hán Vũ Đế vì muốn hoà hoãn mối quan hệ với Hung Nô nên đã phái Tô Vũ tổ chức Hội Cờ và đưa hơn 100 tín đồ đến Hung Nô.
Tô Vũ. Ảnh: Sohu
Say khi đến Hung Nô, Tô Vũ bị Thiền Vu – vua của Hung Nô lúc bấy giờ dùng vinh hoa phú quý mua chuộc để phản bội lại nhà Hán. Tuy nhiên, Tô Vũ dứt khoát từ chối.
Thấy không thể mua chuộc được bằng của cải, vật chất, Thiền Vu đã đày đọa Tô Vũ bằng cách tống ông vào ngục tối và không cho ăn uống. Nhưng điều đó cũng không thể khiến Tô Vũ bị khuất phục. Sau đó, Tô Vũ đã bị cho lưu đày tại vùng biển phía Bắc xa xôi, làm lao dịch, chăn cừu đến khi nào tất cả cừu đều sinh con mới được trở về.
Cuối cùng, sau bao khó khăn trắc trở, nhẫn nại chờ đợi, Tô Vũ cũng được trở về quê hương sau hơn 15 năm lưu đày. Biết cách nhẫn nại đồng nghĩa với việc có thể làm chủ được cuộc sống. Chỉ một giây buông tay cũng có thể đẩy ta rơi vào vực thẳm.
2. Có nhìn xa thì mới thấy được nhiều điều hay
Tử Hạ là một học trò của Khổng Tử, ông giữ một chức quan tại địa phương. Ông rất phiền muộn vì công việc của mình tiến triển rất chậm chạp, chính vì vậy, ông liền đi bái kiến Khổng Tử, hi vọng có thể tìm được sự giúp đỡ nào đó từ thầy mình. Sau khi nghe Tử Hạ kể, Khổng Tử nói rằng: “Ngươi đã lựa chọn con đường làm quan thì nên kiên nhẫn một chút, phải biết nhìn xa trông rộng, vững bước cầu tiến, không thể chỉ vì cái lợi nhỏ trước mắt mà vội vàng hành sự, nếu vội vàng không những không thể đi xa mà thậm chí còn mất hết những thành quả hiện tại”.
Tử Hạ sau khi nghe xong lời dạy bảo liền bừng tỉnh. Ông quay về làm việc cần cù chăm chỉ, không còn nóng lòng muốn đạt được thành quả. Một thời gian sau quả thật đã làm nên đại sự.
Trong lịch sử, có rất nhiều kẻ nóng lòng tìm kiếm thành công, nhưng cũng có người mưu tính sâu xa, lấy chậm mà chắc để thắng người.
Gia Cát Lượng ẩn cư ở Long Trung, không phải vì không muốn làm đại sự. Ngược lại, vì tham vọng lớn nên phải ẩn mình để chờ thời, để tìm được người xứng đáng cho mình phò tá làm nên đại nghiệp.
Khi Lưu Bị đến mời, Gia Cát Lượng ba lần từ chối để khảo nghiệm xem Lưu Bị kiên nhẫn và kính trọng người tài được đến đâu. Chậm, là một loại trí tuệ, lấy tĩnh chế động, mới là trí giả.
Cuộc sống hiện đại rất phức tạp và xô bồ. Mỗi ngày đều có rất nhiều sự kiện ập đến với ta, gây trở ngại cho ta. Chỉ cần chúng ta ổn định lại tinh thần, lấy tĩnh tâm làm gốc, sẽ có thể xác định được chính xác tình huống, đưa ra được những quyết định chính xác, tốn công ít mà thu hoạch được nhiều.
Hình minh họa. Ảnh: Sohu
3. Tránh ham lợi nhỏ trước mắt bỏ lỡ đại sựVào cuối thời nhà Thanh có một thương nhân do sai lầm trong kinh doanh nên cơ đồ cả đời thoáng chốc lụi bại, cần gấp một số vốn lớn để gây dựng lại cơ nghiệp.
Do cần một khoản tiền lớn trong thời gian ngắn vào vào lúc bấy giờ chỉ có Ngân trang Khương Phụ mới có khả năng này. Vì vậy, thương nhân đó đã tìm gặp Hồ Tuyết Nham, chủ của ngân trang, cầu xin ông mua lại toàn bộ tài sản của mình với mức giá thấp hơn giá thị trường.
Ngay lập tức, Hồ Tuyết Nham đã cho gia nhân đi điều tra thực hư sự việc. Sau khi tỏ rõ ngọn ngành hoàn cảnh của thương nhân kia, ông đã mua lại toàn bộ tài sản của thương nhân với giá còn cao hơn cả giá thị trường.
Thương nhân không khỏi băn khoăn tại sao chủ nhân của Ngân trang Khương Phụ lại không lợi dụng cơ hội đó để kiếm lợi về cho bản thân. Hồ Tuyết Nham ý cười không dứt nói: “Các hạ chớ lo, ta chỉ tạm thời giữ hộ những tài sản này thôi. Nếu các hạ vượt qua ngưỡng này có thể đến đổi bất cứ lúc nào”.
Nhờ hành động kịp thời tương trợ của Hồ Tuyết Nham, thương nhân cuối cùng đã vượt qua khó khăn và sau đó trở thành đối tác làm ăn của Hồ Tuyết Nham. Có thể thấy được Hồ Tuyết Nham là người rất khôn ngoan, biết bỏ qua cái lợi nhỏ trước mắt để đổi lấy đối tác làm ăn lâu dài.
Tham khảo thêm
Trung Quốc có một HỌ cổ xưa vô cùng đáng sợ: Đặt tên tốt đẹp mà gắn với họ này lại trở thành xui xẻo
Chân dung nghĩa tử của Tào Tháo: Gia Cát Lượng phiên bản Tào Ngụy
Độc Cô Tín: “Bố vợ tài giỏi nhất” trong lịch sử Trung Quốc
Quân đội nhà Thanh: Từ “bách chiến, bách thắng” tới trì trệ, bạc nhược