Chắc hẳn rằng mọi người khi xem phim cổ trang đều đã từng xem qua cảnh chiến tranh ác liệt và cũng không quá xa lạ với những chiếc thang dài trèo qua tường thành. Người phát minh ra những chiếc thang này chính là nhà phát minh thời cổ đại Lỗ Ban.
Tường Thành là nơi kiên cổ nhất của một thành trì.
Có thể nói, bức tường thành của một thành phố là lớp phòng ngự kiên cố nhất, cũng là cuối cùng của họ. Vì thế tường thành được xây dựng cực kỳ kiên cố, nguy nga. Thang chính là công cụ để trèo lên bức tường đó, đương nhiên cũng cực kỳ cao. Với độ cao như thế, trọng lượng của những thanh bậc trên thang cũng không thể nào nhẹ được. Huống hồ, trên thang còn có cả binh sĩ không ngừng leo lên, cộng thêm sức nặng của con người, có muốn đẩy ra một chút cũng khó chứ đừng nói là muốn đẩy đổ.
Hơn nữa, trong thời cổ đại cũng có cung thủ, những người phía dưới cũng sẽ yểm hộ cho người trên thang có thể trèo lên được. Trong khi đó, những binh lính ở bên trên nếu dùng cung tên bắn xuống cũng rất khó sử dụng. Thế nên khi chúng ta xem phim thì thường thấy họ dùng gỗ hoặc đá lăn ném xuống bên dưới. Tóm lại là những binh lính trấn giữ tường thành chắc chắn sẽ thử xem có đẩy đổ được thang hay không, nếu có thể đẩy thì sẽ đẩy luôn còn không thì chỉ có thể phòng thủ.
Phía trên của những chiếc thang tấn công thành thường có một chiếc móc để móc vào tường thành. Như vậy thì người trấn giữ ở bên trên sẽ càng khó đẩy đổ. Hơn nữa, phía dưới của thang còn có xe đẩy đang chở thang, điều này cũng tăng độ khó cho việc đẩy đổ thang. Thang quá nặng, binh sĩ không thể nào đẩy đổ được. Cho dù có đẩy được cũng rất khó có thể đẩy đổ hẳn xuống được.
Hiệu quả tấn công thành chiến trong thời cổ đại không được tốt lắm, trừ phi bên tấn công chiếm ưu thế tuyệt đối về binh lực thì mới có thể tiến hành tấn công thành công. Cách tốt hơn vẫn là từ bên trong công phá ra bên ngoài, nếu như không được thì chỉ có thể bao vây thành ép đối phương phải đầu hàng.