×
×

Cúng giao thừa nên cúng ngoài trời trước hay trong nhà trước? Tưởng đơn giản hóa ra nhiều người sai bao năm không biết

Trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới Âm lịch, người Việt thường bày 2 mâm cỗ cúng ngoài trời và trong nhà, nhưng nên cúng ở đâu trước thì mỗi người lại làm một cách khác nhau.

Giao thừa năm Âm lịch được xem là thời khắc vô cùng thiêng liêng quan trọng, điềm báo cho một năm tiếp theo. Thế nên nhiều người mong thời khắc giao thừa diễn ra tốt lành, mong những lời khấn nguyện lúc đó được chứng giám và được thành toàn.

Thông thường các gia đình chỉn chu sẽ chuẩn bị một mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, đặt ở ngoài sân và một mâm cỗ cúng trong ban thờ gia tiên.

cung-trong-nha-ngoai-troi-dem-giao-thua

Cúng ngoài trời trước hay trong nhà trước, ý nghĩa khác nhau thế nào?

Lễ cúng ngoài trời ở thời khắc giao thừa mang ý nghĩa là lễ cúng tiễn đoàn phán quan cũ và đón đoàn phán quan mới, đó chính là tiễn cựu nghênh tân, xua đi vận hạn xui xẻo năm cũ, đón tài lộc năm mới. Bởi thế lễ cúng ngoài trời là tế lễ các vị thần linh, đồng thời xin gọi thần mặt trời ban ánh sáng ngày mới để một năm mới mưa thuận gió hòa. Lễ cúng ngoài trời còn mang ý nghĩa nghênh đón đoàn phán quan năm nay và cầu xin được gia trì phù hộ cho gia chủ một năm mới may mắn bình an.

Lễ cúng trong nhà là lễ cúng dâng lên gia tiên, mời gia tiên về cùng đón năm mới, ăn Tết và mong ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu làm ăn thuận lợi tốt lành. Lễ cúng trong ban gia tiên mang ý nghĩa đón người thân về sum vầy cùng nhau đón Tết theo quan niệm xưa rằng người chết vẫn còn linh hồn và vẫn quanh quẩn bên người thân còn sống, thế nên dịp Tết là dịp quan trọng, người sống dâng lễ cúng lên để đón ông bà tổ tiên người thân đã khuất cùng về vui vẻ đón Tết.

le-cung-giao-thua (2)

Trình tự cúng thế nào mới đúng?

Theo ý nghĩa trên thì lễ cúng giao thừa nên được tiến hành lễ cúng ngoài trời trước rồi cúng trong nhà. Điều đó có nghĩa là phải cúng tiễn cựu nghênh tân trước rồi mới đón gia tiên người thân về cùng ăn Tết.

Tuy nihene trên thực tế việc cúng lễ cũng tùy theo địa phương và từng gia đình. Có những gia đình chỉ làm lễ ngoài trời, có những gia đình lại chỉ bày cỗ cúng lên ban thờ gia tiên.

Việc cúng lễ là văn hóa và chọn lựa của mỗi gia đình, tuy nhiên nếu hiểu theo đúng ý nghĩa của giao thừa và việc cúng trong đêm giao thừa thì nên tiến hành cúng ngoài trời trước, trong nhà sau.

Hơn nữa cúng giao thừa còn có ý nghĩa là gọi thần mặt trời thức dậy để chào đón một năm mới. Nếu không có thần mặt trời thì trái đất chỉ có bóng đêm, mùa màng cây cối con người không phát triển sinh sôi. Cúng giao thừa chính là xin ban phát ánh sáng mặt trời để năm mới tốt lành, gặp nhiều may mắn thuận lợi, vạn sự hanh thông. Do đó phải cúng ngoài trời để cúng thần mặt trời, xin ban phát ngày mới, tài lộc trước thì mới mời gia tiên về cùng chung vui được trong dịp Tết.

Thời khắc nên chọn để cúng giao thừa

Giao thừa là thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới Thời khắc cúng phù hợp nên là kéo dài từ năm cũ sang năm mới. Theo đó bạn nên cúng trong khoảng 11h – trước 1 giờ. Điều đó có nghĩa là lên hương từ năm cũ và khấn xong trước 1h của ngày mới. Bởi nếu cúng sau 0 giờ thì không có thần linh năm cũ chứng kiến lòng thành của gia chủ. Còn nếu cúng xong trước 0 giờ thì lại chưa kịp nghênh đón đoàn phán quan năm mới. Do đó thời khắc cúng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới sẽ thể hiện lòng thành của gia chủ và vào đúng thời khắc vừa tiễn vị thần năm cũ, cảm ơn vị thần đã chiếu cố gia chủ, vừa đón được đoàn phán quan mới, xin được ban phát tài lộc trong năm mới.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

News

Chồng liệt nhưng vẫn cưới vợ xinh, cứ đều đặn mỗi đêm vợ anh vẫn hí hoáy làm chuyện ấy, một năm sau nhận lấy trái ngọt

Đúng là trời không phụ lòng người, chỉ 1 năm sau cả 2 người được hưởng trái ngọt, minh chứng cho tình yêu đích thực. […]

Sau khi chồng mất, đều đặn mỗi tháng tôi nhận được 7 triệu tên người gửi là chồng mình, thấy lạ tôi âm thầm điều tra thì ch-ết đ-iếng với bí mật đằng sau

Khi biết được sự thật tôi hận anh vô cùng, tôi cũng hận bản thân mình sao lại quá nhu nhược thế này. Tôi và […]

‘Con thấy bố hì hục dưới gầm giường cả tiếng đồng hồ rồi…’, tôi tá hỏa t;ông cửa thì thấy cảnh tượng n-óng mắt người nhìn của chồng và cô hàng xóm

Nếu hôm nay không nghe con kể lại sự việc tôi không biết rằng người chồng mình tin tưởng còn ngoại tình đến bao lâu […]

Chồng cũ tái hôn, tôi đến dự còn tặng hẳn 1 cây vàng rồi ghé vào tai nói nhỏ đúng 1 câu, chưa nghe hết hắn đã tái mặt, ôm hết tiền mừng cưới đưa cho tôi

Trái đất tròn lắm, anh ta tưởng cắt đứt mọi liên lạc thì mọi chuyện sẽ chấm hết sao? Số tôi vất vả kể từ […]

Kí đơn ly hôn chưa ráo mực, chồng cũ đến tận nhà đòi 50 triệu tiền sính lễ, bố tôi tuyên bố một câu cực ‘chất’ khiến anh ta tái mặt chuồn thẳng

Trước mặt bố mẹ tôi, anh đốp chát thẳng thừng, nằng nặc đòi đủ 50 triệu. Anh nói tôi giờ chẳng còn là vợ anh […]

Đến thăm bố mẹ chồng cũ, họ đưa tôi thùng sữa đem về cho cháu nhưng vừa mở ra, tôi đã ngây ngốc vì những thứ bên trong

Tôi kinh ngạc nhìn thứ nằm gọn bên trong thùng sữa, cảm giác nghẹn đắng dâng lên tận cổ. Khi vợ chồng tôi ly hôn, […]

End of content

No more pages to load

Next page