×
×

Top 5 quân sư kiệt xuất của Tam Quốc diễn nghĩa là ai? Chu Du chỉ đứng thứ 3, Gia Cát Lượng ngang tài với một người

Trong danh sách 5 quân sư kiệt xuất của Tam Quốc diễn nghĩa có những nhân vật nào?

Thời Tam Quốc được coi là giai đoạn lịch sử đầy biến động của Trung Quốc. Bên cạnh những mãnh tướng võ lực vô song, không thể không nhắc tới tầm ảnh hưởng của các quân sư đa mưu túc trí. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về năm vị quân sư tài ba nhất trong tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn nghĩa do La Quán Trung chấp bút nhé.

5 vị quân sư tài ba nhất trong Tam Quốc diễn nghĩa

1. Gia Cát Lượng

Top 5 quân sư kiệt xuất của Tam Quốc diễn nghĩa: Chu Du đứng thứ 3, Gia Cát Lượng ngang tài với một người - Ảnh 1.

Gia Cát Lượng được mô tả là một vị quân sư tài đức song toàn với tài năng “xuất quỷ nhập thần”. (Ảnh: Sohu)

Gia Cát Lượng (181 – 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Quý Hán (Thục Hán) thời Tam Quốc.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng được mô tả là một vị thừa tướng tài đức song toàn với tài năng “xuất quỷ nhập thần”, đoán mưu lập kế như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh.

Trong lĩnh vực quân sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như: Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy). Tương truyền, ông còn là người chế ra đèn trời (Khổng Minh đăng) và món bánh bao.

Top 5 quân sư kiệt xuất của Tam Quốc diễn nghĩa: Chu Du đứng thứ 3, Gia Cát Lượng ngang tài với một người - Ảnh 2.

Gia Cát Lượng còn thể hiện mưu trí thần thánh qua các sự kiện như “thuyền cỏ mượn tên”, “mượn gió Đông”, “không thành kế”… (Ảnh: Sohu)

Ông nổi tiếng với chiến thắng đầu tiên của mình tại Bác Vọng Ba, nơi ông đã sử dụng kế sách “hỏa công” để tiêu diệt quân Tào. Ngoài ra, ông còn thể hiện mưu trí thần thánh qua các sự kiện như “thuyền cỏ mượn tên”, “mượn gió Đông”, “không thành kế”…

Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc bày ra “Long Trung đối sách”. Chiến lược này được coi là nền tảng để Lưu bị đánh chiếm đất đai nhằm tạo thế chân vạc với hai thế lực chính thời bấy giờ là Tào Tháo và Tôn Quyền. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử. Tôn Tử (hay còn gọi Tôn Vũ) được đánh giá là “ông tổ của binh pháp”, lưu danh sử sách với cuốn binh thư mang tên Binh pháp Tôn Tử.

2. Bàng Thống

Top 5 quân sư kiệt xuất của Tam Quốc diễn nghĩa: Chu Du đứng thứ 3, Gia Cát Lượng ngang tài với một người - Ảnh 3.

Bàng Thống thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh. (Ảnh: Sohu)

Bàng Thống (177-213), tự là Sĩ Nguyên, hiệu là Phụng Sồ, tuy không được biết đến rộng rãi như Gia Cát Lượng, nhưng cũng là một quân sư tài năng của Lưu Bị. Ông thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh, người sống cùng thời với ông.

Tư Mã Huy (Thủy Kính tiên sinh) nhận xét về Bàng Thống như sau: “Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể định hưng được thiên hạ”.

Top 5 quân sư kiệt xuất của Tam Quốc diễn nghĩa: Chu Du đứng thứ 3, Gia Cát Lượng ngang tài với một người - Ảnh 4.

Nhờ mưu kế của quân sư Bàng Thống, liên quân Thục – Ngô mới đánh bại được 83 vạn quân của Tào Tháo.(Ảnh: Sohu)

Ông đã chứng tỏ năng lực của mình trong trận Xích Bích. Theo đó, chính ông đã nghĩ ra “kế ghép thuyền”, lừa cho Tào Tháo ghép các chiến thuyền lại với nhau khiến thủy quân Tào Tháo sau đó bị mắc kẹt, bị Chu Du đánh hỏa công, co cụm lại chết cháy mà không tản ra được. Nhờ vậy mà liên quân Thục – Ngô mới đánh bại được 83 vạn quân của Tào Tháo.

3. Tư Mã Ý

Tư Mã Ý (179 – 251), biểu tự Trọng Đạt, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trong thời gian phục vụ nhà Tào Ngụy, Tư Mã Ý đã đánh bại Công Tôn Uyên, dẹp loạn Vương Lăng và nhiều chiến công hiển hách khác.

Top 5 quân sư kiệt xuất của Tam Quốc diễn nghĩa: Chu Du đứng thứ 3, Gia Cát Lượng ngang tài với một người - Ảnh 5.

Tư Mã Ý đã đánh bại Công Tôn Uyên, dẹp loạn Vương Lăng và nhiều chiến công hiển hách khác. (Ảnh: Sohu)

Với tầm nhìn chiến lược và khả năng điều hành tuyệt vời, ông đã tạo điều kiện cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc. Tư Mã Ý không chỉ sáng tạo trong chiến lược mà còn là một tấm gương về sự thông tuệ trong quản lý và phát triển quốc gia.

4. Chu Du

Chu Du (175-210), tự Công Cẩn, đương thời gọi là Chu Lang, là danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, nhân vật Chu Du được mô tả là vị tướng tài trí, có uy tín trong toàn quân, nhưng có nhược điểm là đố kị, vì thua trí kém tài Gia Cát Lượng nên luôn tìm cách hãm hại nhân vật này và cuối cùng bị Gia Cát Lượng bày kế chọc tức 3 lần, khiến vết thương tái phát mà chết.

Top 5 quân sư kiệt xuất của Tam Quốc diễn nghĩa: Chu Du đứng thứ 3, Gia Cát Lượng ngang tài với một người - Ảnh 6.

Nhân vật Chu Du được mô tả là vị quân sư nhiều mưu kế, một vị tướng tài trí, có uy tín trong toàn quân. (Ảnh: Sohu)

Chu Du đã có công lớn giúp Đông Ngô giành được thắng lợi trong trận Xích Bích, đánh bại quân Tào. Nhờ chiến công này, Chu Du đã tạo ra cục diện thế chân vạc Tam Quốc và đặt nền móng vững chắc cho sự thịnh vượng sau này của Đông Ngô.

5. Quách Gia

Quách Gia (170 – 207), tự Phụng Hiếu, là một nhà chiến lược và mưu sĩ trọng yếu của Tào Tháo trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc tại Trung Quốc.

Top 5 quân sư kiệt xuất của Tam Quốc diễn nghĩa: Chu Du đứng thứ 3, Gia Cát Lượng ngang tài với một người - Ảnh 7.

Quách Gia là một nhà chiến lược và quân sư trọng yếu của Tào Tháo trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc tại Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Tài năng của Quách Gia đã giúp nhiều cho Tào Tháo trong các chiến thắng của ông trước các lãnh chúa kẻ thù như Lã Bố và Viên Thiệu, cũng như thủ lĩnh của bộ lạc Ô Hoàn là Đạp Đốn, giúp Tào Tháo thống nhất Hà Bắc một cõi rộng lớn.

Sự nhạy bén và khả năng dự đoán tình hình của Quách Gia đã giúp ông trở thành một trong những chiến lược gia được kính trọng nhất thời bấy giờ.

News

Không phải người của Tào Tháo, vậy tại sao Triệu Vân lại có trong tay bảo kiếm của Tào Tháo?

Trong trận Đương Dương – Trường Bản, Triệu Vân đã đoạt Thanh Công kiếm, cứu A Đẩu giữa hàng vạn quân Tào Tháo. Trong suốt […]

Được Viên Thiệu thu nhận vì sao Lã Bố vẫn bỏ chạy 1 mạch không ngoảnh lại?

Sau khi về với Viên Thiệu một quân phiệt có thế lực nhất nhì lúc bấy giờ, tưởng chừng Lã Bố sẽ có được một […]

Dù có sở thích qu:ái đản “c:ư;ớp vợ người khác”, nhưng sau khi z:iet Lã Bố xong Tào Tháo lại không dám ch/iếm đ:oạt Điêu Thuyền, vì sao?

Nổi tiếng với sở thích quái đản là cướp vợ người khác, thế nhưng sau khi giết Lã Bố, Tào Tháo lại không dám chiếm […]

Chính xác thì Triệu Vân đã bị z:iet như thế nào? Có phải bị vợ “x:ử” bằng kim thêu?

Chính xác thì Triệu Vân đã chết như thế nào? có phải bị vợ đâm chết bằng kim thêu. Triệu Vân có thể nói là […]

Thủy Kính biết trước quân Lưu Bị sẽ d:iệt v:ong vẫn nhất quyết tiến cử Gia Cát Lượng chỉ vì 1 lý do rất đơn giản

Thủy Kính là kỳ nhân bí ẩn bậc nhất vào cuối thời Đông Hán. Dù biết trước quân của Lưu Bị sớm diệt vong nhưng […]

Trong Tam Quốc, duy chỉ có 2 người có thể đ/ánh b:ại Lữ Bố: Lý Tiến ai cũng rõ, số 2 mới là bí ẩn, chỉ 10% fan biết mà thôi

Lữ Bố được xếp đệ nhất võ tướng trong thời Tam Quốc. Vậy trong Tam Quốc, Lữ Bố có một không hai thực sự không […]

End of content

No more pages to load

Next page