Những lời này, bà Đặng nghe rõ mồn một, về giường mà không ngủ được, nghĩ mãi về cuộc nói chuyện vừa rồi của con gái và con rể.
Bà Đặng năm nay vừa tròn 65 tuổi, từ lúc sinh ra cho đến tầm tuổi này, bà chưa rời xa quê hương bao giờ, càng chưa từng lên thành phố. Trong khi những người hàng xóm cùng tuổi với bà ít nhất đều có ít nhất 2 đến 3 người con, thì vợ chồng bà chỉ có một cô con gái duy nhất.
Sau khi sinh con gái, bà Đặng muốn sinh thêm con nhưng không thể mang thai. Sau khi khám, bà mới biết là mình bị vô sinh thứ phát do suy buồng trứng, nội mạc mỏng. Vì vậy, hai vợ chồng coi cô con gái duy nhất như báu vật, không chỉ yêu thương mà còn dạy dỗ cẩn thận.
Trong mắt vợ chồng bà, con gái là đứa trẻ hoàn hảo, từ nhỏ đã học giỏi, ngoan ngoãn, hiếu thảo. Khi nhắc đến con gái bà Đặng, mọi người trong làng đều giơ ngón tay cái khen ngợi. Sau khi tốt nghiệp đại học, con gái không những không xin tiền gia đình mà còn gửi tiền về cho bố mẹ mỗi tháng, nên trong mắt vợ chồng bà, con gái là niềm tự hào, là chỗ dựa của họ.
Những năm trước, ông nhà qua đời vì bệnh, chỉ còn lại bà Đặng sống một mình ở nông thôn, bà thường ngồi trước cửa cầm bức ảnh gia đình nhớ lại những năm tháng sum vầy. Hàng xóm cũng quan tâm đến bà, thường đến nhà nói chuyện cho bà đỡ buồn. Nhiều lần họ khuyên bà: “Bà giờ tuổi cao, sức khỏe không tốt, không làm được việc đồng áng nữa, sao không lên sống cùng con gái? Con gái bà đã mua nhà lớn ở thành phố, bà nên lên đó hưởng thụ cuộc sống”.
Mỗi lần nghe lời khuyên của hàng xóm, bà Đặng đều lắc đầu từ chối. Bà cũng muốn sống cùng con gái, hàng ngày được nhìn thấy con mình là điều hạnh phúc biết bao, nhưng bà lại nghĩ con gái đã lấy chồng, có gia đình riêng, người ta nói người già và con cái sống cùng nhau dễ xảy ra mâu thuẫn, nên bà không tìm được lý do phù hợp để sống chung với con gái và con rể.
Cơ hội cuối cùng cũng đến khi con gái bà mang thai, ốm nghén nặng, cần người chăm sóc. Mẹ chồng con gái bệnh lâu năm, không thể chăm sóc, con rể thì bận rộn công việc. Bà gọi điện cho con gái, nói muốn đến chăm sóc, con gái vui vẻ đồng ý. Bà Đặng vui mừng, thu xếp đồ đạc, tạm biệt hàng xóm, nghĩ rằng cuối cùng cũng có thể sống cùng con gái, không phải sống một mình ở quê nữa.
Nhà con gái bà là căn hộ 2 phòng, mua khi kết hôn với chồng. Con gái thấy mẹ đến cũng rất vui, dẫn bà đi dạo quanh một vòng, rồi sắp xếp bà ở phòng nhỏ và nói: “Mẹ, sau này mẹ ở đây nhé, khi nào con khỏe hơn, con sẽ dẫn mẹ đi tham quan thành phố và mua cho mẹ một chiếc điện thoại để liên lạc cho tiện”. Bà Đặng nghe mà ấm lòng, mỉm cười nhẹ nhàng.
Một đêm nọ, bà Đặng thức dậy đi vệ sinh, thấy đèn phòng khách còn sáng, nghĩ muốn tiết kiệm điện cho con nên tắt đèn, mò mẫm đi qua. Khi đi qua phòng con gái, bà nghe thấy giọng con rể nói gì đó, tưởng hai vợ chồng cãi nhau nên dừng lại nghe.
Con rể nói: “Mẹ định ở nhà mình bao lâu, nhà mình nhỏ quá, làm sao ở được. Mẹ tuổi cao, đêm hay đi vệ sinh, làm động tĩnh lớn, em bị thức mấy lần, ban ngày còn phải đi làm, thật không chịu nổi”.
Cuộc trò chuyện giữa con gái và con rể trong phòng khách. (Ảnh minh họa)
Con gái nói: “Tuổi mẹ đều vậy, anh đến tuổi này có khi còn không bằng mẹ, anh thông cảm chút đi”.
Con rể lại nói: “Em xem, con sắp sinh rồi, đến lúc đó không có chỗ cho con ngủ, thêm nữa mẹ anh mỗi tháng cũng đến ở với mình, vấn đề lắm. Hay là mình thuê cho mẹ căn nhà gần đây, mẹ có thể tiện chăm sóc em mà cũng tiện cho mẹ ở”.
Con gái tức giận nói: “Sao phải để mẹ ra ngoài ở, con sinh xong 3 năm đầu ngủ chung với mình, 3 năm sau mình có thể đổi nhà lớn. Lương anh chỉ có nhiêu đó, em không đi làm, mỗi tháng còn phải gửi tiền thuốc cho mẹ anh, mình còn phải trả nợ nhà, thuê thêm nhà nữa thì không kham nổi. Thôi để sau hãy bàn, đừng làm phiền em nữa”.
Những lời này, bà Đặng nghe rõ mồn một, về giường mà không ngủ được, nghĩ mãi về cuộc nói chuyện vừa rồi của con gái và con rể. Bà dậy, thu xếp đồ đạc, để lại sổ tiết kiệm cả đời bên trên chiếc gối cùng mảnh giấy rồi lặng lẽ rời đi, bắt chuyến tàu đêm về quê.
Câu nói của con rể khiến bà Đặng đau lòng. (Ảnh minh họa)
Sáng hôm sau, con gái bà ngủ dậy không nghe thấy mẹ gọi, vào phòng mẹ thấy tờ giấy: “Con yêu, mẹ không quen ở thành phố, thích sống ở nông thôn hơn, không nói cho con biết vì sợ con giữ mẹ lại. Giờ con vẫn còn ốm nghén nhiều, mẹ nhìn mà xót lắm nhưng cuộc sống thành phố mẹ không thấy phù hợp. Con nhớ giữ gìn sức khỏe, mẹ sẽ đến thăm con sau. Sổ tiết kiệm 500 triệu là tiền mẹ và bố con để cho cháu, con giữ lấy. Điện thoại con mua mẹ để trên tủ đầu giường, con mang đi trả lại nhé, mẹ không dùng được, để lãng phí”.
Con gái bà Đặng ngồi trên giường, nhìn vào sổ tiết kiệm trong tay, nước mắt không ngừng rơi…